Nhiều bệnh nhân HIV/AIDS lo lắng không biết ăn uống sao cho đúng cách. Nên ăn gì và kiêng gì cũng là điều nhiều người mắc bệnh này rất trăn trở. Hôm nay, bác sĩ Thắng sẽ giải đáp thực tế cách ăn uống phù hợp cho người nhiễm HIV.
Bản chất bệnh lý HIV/AIDS là gì?
HIV/AIDS thực chất là 2 phạm trù cùng liên quan đến một loại bệnh do virus HIV gây ra. Trong khi HIV là thuật ngữ chuyên môn chỉ tới một tác nhân virus gây bệnh ở người. Nó có thể lây truyền từ người này sang người khác. Diễn tiến bệnh âm thầm, làm suy giảm miễn dịch và có thể gây tử vong nếu không chữa kịp thời.
AIDS lại dùng để chỉ trạng thái một người bị nhiễm HIV, không điều trị dẫn tới suy giảm miễn dịch mức độ nặng. AIDS có thể coi là giai đoạn cuối cùng, là tình trạng nặng nề nhất của quá trình nhiễm HIV. Người bị nhiễm HIV sẽ diến biến theo từng giai đoạn lâm sàng nếu không dùng thuốc ARV. Trong đó, AIDS là lúc số lượng virus HIV tăng cao nhất, số lượng tế bào miễn dịch CD4 lại bị giảm thấp nhất. Theo phân độ miễn dịch học, AIDS là khi cơ thể người nhiễm HIV chỉ còn số lượng CD4 không quá 200 tế bào/mm3.
Như vậy, bản chất HIV/AIDS là nói tới tình trạng một người có virus HIV trong cơ thể. Nó tồn tại lâu dài và vĩnh viễn trong suốt đời người (tính đến nay chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn HIV). Loại virus này tấn công và gây suy giảm miễn dịch ở người mắc phải. Từ đó cơ thể suy yếu và chết đi vì các nhiễm trùng cơ hội. Cho nên, cốt lõi của bệnh nhiễm HIV là vấn đề sức đề kháng và hệ miễn dịch người bệnh bị tổn thương.
Người nhiễm HIV nên ăn uống như thế nào?
Như phân tích ở trên, bản chất của tình trạng nhiễm HIV là loại virus này tấn công hệ miễn dịch. Từ đó làm người mắc bệnh suy yếu, kiệt quệ và tử vong vì các tác nhân nhiễm trùng cơ hội khác. Cho nên, với người nhiễm HIV, chúng ta cần ăn uống sao cho lành mạnh, tăng sức đề kháng, khỏe miễn dịch là tốt nhất.
Thế thì, chế độ ăn uống và cách sử dụng thực phẩm, đồ uống cần tuân thủ như sau:
- Ăn uống đa dạng thực phẩm, bao gồm các nhóm đạm, tinh bột, rau xanh, vitamin và khoáng chất.
- Ăn đủ các bữa chính, kết hợp thêm một số bữa phụ nhẹ.
- Ăn vừa đủ no, ăn theo giờ sinh học sáng, trưa, chiều.
- Nên uống các đồ uống từ thực vật, các loại sữa hạt như hạt điều, mắc ca, óc chó…
Cần kiêng hay hạn chế loại thực phẩm nào đối với bệnh nhân HIV?
Trên đây là những đồ ăn, thức uống nên dùng. Tuy nhiên, đối với người nhiễm HIV cũng cần kiêng kị một số lưu ý sau:
- Không ăn quá nhiều đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, muối.
- Không nên ăn đêm, ăn quá no về buổi tối.
- Không sử dụng bia rượu, chất kích thích thường xuyên và lượng lớn.
- Hạn chế ăn nhiều đồ muối chua, dưa cà…
Nói chung là không nên lạm dụng thiên về một loại thực phẩm nào cả. Cũng cần tránh những thực phẩm, đồ uống gây hại gan, thận.
Thuốc ARV nên uống lúc no hay đói?
Thuốc ARV ngày xưa rất quan trọng chuyện ăn no hay đói. Nhưng với những loại thuốc ARV tốt như hiện nay, chúng ta có thể sử dụng vào bất kì thời điểm nào. Kể cả chuyện đã ăn uống gì hay chưa cũng không còn là mối quan tâm đặc biệt nữa. Chủ yếu là phải uống thuốc ARV đúng giờ hàng ngày, đều đặn và thường xuyên liên tục. Thế nên, uống thuốc ARV bây giờ có thể trước hoặc sau ăn đều có tác dụng như nhau.
Nói tóm lại, bác sĩ Thắng hướng dẫn người bị nhiễm HIV ăn uống đa dạng thực phẩm. Nên ăn vừa phải, không quá no và cũng không thiên về một loại đồ ăn, thức uống nào quá. Cần tránh sử dụng bia rượu, những nhóm sản phẩm nhiều dầu mỡ, đường, muối.
Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Xem thêm:
Acriptega chính hãng, giá bán và mua ở đâu?
Bị AIDS có cứu được không bác sĩ ơi?
Phác đồ điều trị ARV bậc 2 và bậc 3?
Thất bại điều trị ARV, chẩn đoán và cách xử trí?
Hiệu quả của phác đồ TAF-FTC-DTG rất cao?
Tác dụng phụ của thuốc ARV? Cách khắc phục?
Uống thuốc chống phơi nhiễm HIV trong bao lâu?
Điểm bán thuốc PEP và Prep uy tín nhất hiện nay?
Xét nghiệm HIV thế hệ 4 là gì, chuẩn không?