L.T.H hỏi: Bác sĩ ơi, em lo lắng đi làm móng bị nhiễm HIV quá. Em đi làm móng chân, tay không bị chảy máu nhưng có sưng đỏ. Có hỏi một số nơi, họ bảo gặp nhiều trường hợp như thế và đã bị nhiễm HIV. Họ bảo em cần đến nơi họ để làm xét nghiệm và uống thuốc PEP ngừa lây HIV. Bác sĩ Thắng giúp em được không ạ? Em đang rất lo lắng sẽ lây cho chồng con. Em đang cho con bú ạ. Cảm ơn bác nhiều lắm.

Trả lời: Thưa bạn, Đi làm móng bị nhiễm HIV thì có mà cả thế giới bị HIV rồi. Đi làm móng bình thường không thể bị nhiễm HIV. Đây là lời khẳng định 100%.

Trường hợp nào có nguy cơ lây HIV?

Chúng ta đều biết, HIV lây qua 3 con đường:

  • Quan hệ tình dục không an toàn là đường lây phổ biến nhất.
  • Lây truyền HIV từ mẹ sang con hiện nay rất ít.
  • Lây HIV qua đường máu. Chủ yếu là tiêm chích ma túy.

Trong đó, lây HIV qua đường máu cũng phải dạng như truyền máu hoặc dùng chung bơm kim tiêm. Không phải dính tí máu lên da lành là có thể lây HIV được đâu nhé.

Đi làm móng bị nhiễm HIV khi nào?

Đi làm móng hay ”làm nail” rất khó để có thể bị lây HIV. Nó chỉ có nguy cơ khi móng của bạn phải bị xước, chảy máu, hoặc có mủ như kiểu áp xe, chín mé vỡ. Cộng thêm đó, dụng cụ làm móng chưa được tiệt trùng, dính nhiều máu. Cộng thêm nữa, người làm móng cùng dụng cụ trước đó phải là người nhiễm HIV. Cộng thêm nữa, người nhiễm HIV đó phải bị chảy máu nhiều, dính máu lên dụng cụ số lượng đủ nhìn thấy rõ và phải là máu tươi. Số lượng máu còn phải đủ thì mới lây HIV cho người khác được.

Trường hợp của bạn: Đi làm móng bị nhiễm HIV có đúng không?

Không thể lây truyền HIV qua việc làm móng thông thường.

Xét theo lí thuyết và thực tế. Khẳng định 100% luôn, bạn không có một chút nguy cơ lây nhiễm HIV nào từ hành vi đi làm móng đó nhé. Đâu phải lây HIV mà dễ bạn ơi. Nhiều khi chúng ta cứ nói đi cắt tóc hoặc làm móng, thẩm mỹ rồi bị lây HIV chẳng qua chỉ là cái cớ thôi.

Bạn có thể xét theo tiêu chuẩn đường lây HIV và tình huống có thể lây nhiễm HIV khi đi làm móng như ở trên. Không dễ gì mà lây HIV như vậy đâu.

Có cần đi làm xét nghiệm HIV và uống thuốc PEP?

Việc chuyên môn đã giúp bạn khẳng định 100% hoàn toàn không có nguy cơ lây HIV. Bạn có thể đi làm xét nghiệm và uống thuốc PEP nếu tâm lý bạn muốn. Về chuyên môn là không đúng. Nhưng, do tâm lý bạn quá lo lắng bạn có quyền làm theo điều mình muốn. Cái này gọi là điều trị theo yêu cầu (ON-demand treatment).

Chúng tôi luôn tôn trọng tâm lý và nguyện vọng điều trị của bệnh nhân. Tuy nhiên, trước đó cần phải làm rõ về chuyên môn. Khẳng định với bạn về kiến thức và nguy cơ lây HIV. Bạn đã hiểu rõ mà vẫn muốn xét nghiệm HIV và uống thuốc PEP thì cũng không ai cấm bạn được.

Nói tóm lại, đi làm móng bị nhiễm HIV là không đúng. Trường hợp của bạn, bác sĩ Thắng xin khẳng định 100% là hoàn toàn không có nguy cơ lây nhiễm HIV.

Chúc bạn khỏe và hạnh phúc.

Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Xem thêm:

Chữa HIV tốt thì sống được bao lâu nữa?

Chữa HIV tốn tiền không?

Chữa HIV có khó không vậy?

Lịch sử phát triển thuốc ARV?

Uống ARV bao lâu có thể dừng lại?

Thuốc chữa HIV tác dụng kéo dài là gì?

Chữa HIV 2024 ở đâu uy tín chất lượng nhất?

Cảnh báo uống ARV lọ xanh gây suy thận?

Lưu ý khi chữa HIV ở giai đoạn AIDS là gì?