K.L.T hỏi: thưa bác sĩ Thắng, em đang điều trị ARV được 3 năm nay. Em có thể dùng ARV chung với thuốc khác có sao không ạ? Em đang bị đau dạ dày, vậy có được uống chung với ARV không ạ? Loại ARV em đang dùng là Acriptega. Cảm ơn bác sĩ nhiều.

Trả lời: Uống ARV nói chung, Acriptega nói riêng vẫn có thể sử dụng cùng với các thuốc khác nhưng cần cách ít nhất 6 tiếng. Không nên uống nhiều loại thuốc khác nhau chung 1 thời điểm hay còn gọi là cùng 1 lúc.

Thuốc ARV là gì? Có mấy loại?

Thuốc ARV là một loại thuốc đặc trị, kháng virus HIV. Nó được dùng thường xuyên liên tục để kiểm soát và ngăn chặn virus HIV sao chép trong cơ thể. Thông thường, để chữa trị HIV cho bệnh nhân, không bao giờ dùng đơn lẻ một loại ARV nhất định. Các phác đồ điều trị HIV bao giờ cũng phải kết hợp ít nhất 3 hoạt chất khác nhau, thuộc các nhóm khác nhau.

Mục đích của việc làm này giúp tăng hiệu quả ức chế virus HIV. Bên cạnh đó còn ngăn ngừa nguy cơ kháng thuốc tiềm ẩn khi dùng ARV lâu dài.

ARV là loại thuốc kháng virus HIV.

Thuốc ARV hiện nay có rất nhiều loại khác nhau, với đủ tên gọi biệt dược đến từ các nhà sản xuất khắp nơi. Nhưng tựu chung lại có 7 nhóm thuốc kháng HIV đang được công nhận sử dụng chính là:

  1. Nhóm ức chế men sao chép ngược nucleoside (NRITs) gồm: ABC, 3TC, FTC, TDF, TAF, ZDV…
  2. Nhóm ức chế men sao chép ngược non-nucleoside (NNRTIs) gồm: DLV, DOR, EFV, ETR, RPV…
  3. Nhóm ức chế men Protease (PIs) gồm: ATV, DRV, LPV/r, TPV…
  4. Nhóm ức chế men tích hợp (INSTIs) gồm: BIC, DTG, EVG, RAL…
  5. Nhóm ức chế cổng vào (FI) gồm: ENF hoặc T20. Là dạng thuốc tiêm ức chế virus ngay khi tiếp xúc CD4.
  6. Ức chế đồng thụ thể CCR5 gồm: MVC. Ức chế đồng thụ thể trước khi vào tế bào CD4.
  7. Ức chế trưởng thành: Ibalizumab-uiyk (Trogarzo). Thuốc tiêm ngăn chặn virus HIV chưa gây nhiễm tế bào CD4.

Thuốc Acriptega mà bạn đang dùng gồm 3 thành phần là Tenofovir 300mg, Lamivudin 300mg và Dolutegravir 50mg.

Các tương tác giữa ARV với những loại thuốc khác?

Tương tác giữa ARV loại Tenofovir 300mg với các thuốc khác:

Tenofovir chủ yếu được thải trừ qua thận, cho nên nếu dùng đồng thời tenofovir disoproxil fumarate (TDF) với các thuốc cạnh tranh bài tiết qua ống thận bởi hOAT1, hOAT3 hoặc MRP4 sẽ làm tăng nguy cơ độc thận.

TDF cũng không nên sử dụng cùng các thuốc độc thận như: aminoglycosid, amphotericin B, foscarnet, ganciclovir, pentamidin, vacomycin, cidofovir hoặc interleukin-2. Điều này làm tăng gánh nặng cho thận, có thể gây suy thận cấp.

Tương tác giữa ARV loại Lamivudin 300mg với các thuốc khác:

Sử dụng đồng thời lamivdudin với trimethoprim/sulfamethoxazole làm tăng 40% diện tích dưới đường cong của lamivudin gây tăng liều độc và tác dụng phụ của lamivudin, nhưng không đáng kể. Tuy thế, vẫn có dùng lamivudin với trimethoprim/sulfamethoxazole mà không cần hiệu chỉnh liều.

Tương tác giữa ARV loại Dolutegravir 50mg với các thuốc khác:

Dolutegravir được chống chỉ định dùng chung thuốc chống loạn nhịp tim Dofetilide vì có thể làm xuất hiện nguy cơ tử vong.

Các thuốc vitamin, bổ sung sắt, can xi hoặc thuốc kháng acid dạ dày nên uống trước 6 tiếng hoặc sau 2 giờ so với thời điểm sử dụng dolutegravir.

Đang điều trị ARV có được uống các thuốc khác không?

Như vậy, việc bạn đang sử dụng Acriptega hoàn toàn có thể uống chung với thuốc chữa dạ dày, bao tử. Nhưng cần chú ý phải cách nhau ra khoảng 6 tiếng. Bạn cũng có thể dùng Acriptega bên cạnh các thuốc chữa bệnh lý khác, nhưng chú ý tránh tuyệt đối Dofetilide ra nhé.

Vẫn có thể dùng ARV với thuốc khác nhưng phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Nhìn chung, mục đích kiêng kỵ, tránh dùng thuốc ARV cùng với các thuốc khác là sợ tương tác thuốc xảy ra. Điều đó có nghĩa là có thể làm giảm tác dụng dược lý của thuốc chữa bệnh. Ngoài ra có thể xuất hiện các phản ứng gây hại tới cơ thể người dùng, thậm chí là đe dọa tính mạng. Chính vì thế, cần cân nhắc kĩ khi dùng ARV cùng với bất kỳ loại thuốc nào khác. Tốt nhất là bạn nên gọi điện trực tiếp cho bác sĩ Thắng để được tham vẫn kĩ càng và cẩn thận nhất nhé.

Nói tóm lại, dùng ARV chung với thuốc khác vẫn được nhưng tùy theo loại cụ thể và phải cách xa giờ nhau. Hơn nữa, còn tùy theo cơ địa và tiền sử dị ứng của mỗi người mà có những kiêng kỵ khác nhau.

Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Xem thêm:

Acriptega chính hãng, giá bán và mua ở đâu?

Bị AIDS có cứu được không bác sĩ ơi?

Uống ARV lúc no hay đói thì tốt hơn?

Thất bại điều trị ARV, chẩn đoán và cách xử trí?

Tác dụng phụ thuốc phơi nhiễm HIV là gì, bao lâu mới hết?

Tác dụng phụ của thuốc ARV? Cách khắc phục?

Hướng dẫn sử dụng các loại thuốc PEP theo EACS?

Tác dụng phụ nguy hại của Acriptega là gì?

Em có thấy thuốc ARV rẻ đâu?