Bác sĩ Thắng sẽ giới thiệu các bạn về ca bệnh bị HIV và lao cột sống. Từ đó cho thấy những bất cập trong hướng dẫn điều trị ARV của ngày xưa. Rút ra kinh nghiệm là cần phải phát hiện và điều trị tình trạng nhiễm HIV càng sớm càng tốt.
Bệnh sử ca bệnh bị HIV và lao cột sống?
Đây là một bệnh nhân nam sinh năm 1960, phát hiện nhiễm HIV từ 2006. Khi đến khám ở bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, số lượng CD4 là 700 tế bào/mm3 và không có biểu hiện lâm sàng. Bệnh nhân chưa có chỉ định điều trị ARV (hồi đó, CD4 phải xuống thấp dưới 500, thậm chí dưới 350 mới được dùng ARV). Sau đó bệnh nhân chuyển vào TPHCM sinh sống. Đến tháng 7/2011 người bệnh xuất hiện sốt nhẹ, sụt cân. Lúc đó tới khám tại viện Nhiệt Đới TPHCM được chỉ định dùng ARV.
Khi bắt đầu dùng ARV, số lượng CD4 của người này chỉ còn 92 tế bào/mm3 tương đương giai đoạn AIDS. Khám thì không phát hiện lao hay nhiễm trùng cơ hội. Cho sử dụng phác đồ TDF/3TC/NVP và dự phòng bằng cotrimxomazole. Một ngày sau bị phát ban mức độ 2, bác sĩ cho dừng Cotrim, chuyển phác đồ ARV sang TDF/3TC/EFV. 3 tháng sau, bệnh nhân thấy đau lưng, đi lại khó khăn. Khám và chụp công hưởng từ ở viện Phạm Ngọc Thạch loại trừ lao cột sống.
1 tháng sau, tình trạng nặng nề hơn. Hội chẩn quyết định dùng thuốc lao. Sau 1 năm, tình trạng bệnh khá hơn, khỏe và đi lại bình thường. CD4 là 600 tế bào/mm3.
Chẩn đoán ca bệnh bị HIV và lao cột sống?
Bệnh nhân này dù đã được chụp MRI để loại trừ lao. Nhưng cuối cùng, các bác sĩ thống nhất hội chẩn đưa ra kết luận như sau. Chẩn đoán bệnh: Lao cột sống/ Hội chứng viêm phục hồi miễn dịch/ Đang điều trị ARV.
Như vậy, đây là một trường hợp khó. Chẩn đoán và điều trị theo kinh nghiệm của bác sĩ, chứ không hoàn toàn dựa vào xét nghiệm.
Bài học kinh nghiệm rút ra?
Qua ca bệnh này chúng ta thấy điểm bất cập của những khuyến cáo điều trị ARV ngày xưa. Phải chờ đến lúc suy giảm miễn dịch tiến triển, số lượng CD4 thấp mới cho dùng thuốc ARV. Ngày nay, chuyện này không còn xảy ra. Cứ chẩn đoán nhiễm HIV là được chỉ định dùng ARV ngay lập tức. Nếu ca này được dùng ARV sớm thì đã không bị AIDS, cũng không phải chịu đựng lao cột sống.
Điều trị dự phòng bằng cotrimxomazole là rất máy móc và không có lợi ích thiết thực nào cả. Thậm chí nó còn gây nhiều nguy hại tới người dùng. Như là thiếu máu, dị ứng, tương tác thuốc, hại gan thận, dễ tăng nguy cơ kháng thuốc…
Theo dõi chặt chẽ và cảnh giác với hội chứng viêm phục hồi miễn dịch. Đây là lĩnh vực khó, cần có kinh nghiệm lâm sàng của các bác sĩ chuyên trị HIV.
Nói tóm lại, ca bệnh bị HIV và lao cột sống này rất khó chẩn đoán và diễn biến phức tạp. Cần có kinh nghiệm chuyên môn sâu rộng mới có thể mang lại sự hồi sinh cho bệnh nhân.
Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Xem thêm:
Chữa HIV tốt thì sống được bao lâu nữa?
Thuốc tiêm ngừa HIV Lenacapavir hiệu quả lên tới 100%?
Chỉ nên đổi thuốc ARV từ Efavirenz sang Dolutegravir khi có tải lượng HIV-RNA càng thấp càng tốt?
Bị HIV có làm giáo viên được không?
Thuốc ARV dởm râu ông nọ cắm cằm bà kia?
Thuốc chữa HIV tác dụng kéo dài là gì?
Bác sĩ hướng dẫn cách uống thuốc PEP?