Uống ARV 10 năm rồi thì quan hệ vẫn có thể lây HIV nếu tải lượng virus không được kiểm soát tốt. Cho nên, để ngăn ngừa rủi ro lây truyền HIV cho người khác, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị chặt chẽ, cộng với làm xét nghiệm thường xuyên. Không dựa vào thời gian uống thuốc để chắc chắn cho việc quan hệ sẽ không lây virus HIV.

Khi nào thì quan hệ với người nhiễm HIV mà không bị lây bệnh?

Chúng ta biết rằng HIV lây qua 3 con đường, trong đó phổ biến nhất là quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bệnh nhân HIV phải kiêng tuyệt đối chuyện sinh lý đó. Một người bình thường vẫn có thể quan hệ với bệnh nhân HIV mà không bị lây bệnh khi:

  • Sử dụng bao cao su đầy đủ, không bị rách, tuột
  • Bệnh nhân HIV uống thuốc ARV đạt tải lượng HIV-RNA dưới ngưỡng phát hiện.

Cho nên, không cần thiết phải kiêng cữ ‘chuyện ấy’ dù cho họ đã là bệnh nhân nhiễm HIV. Chúng ta biết cách thì hoàn toàn có thể sống chung an toàn với người HIV, kể cả quan hệ tình dục.

Uống ARV 10 năm rồi thì quan hệ có lây HIV không?

Việc uống ARV 10 năm hay lâu hơn thì quan hệ vẫn có thể lây HIV, nếu tải lượng virus cao. Cho nên, điều cần thiết để đảm bảo tính an toàn trong đời sống giường chiếu, là phải đạt tải lượng HIV-RNA dưới ngưỡng phát hiện hay còn gọi là âm tính.

Vẫn có thể lây HIV khi quan hệ tình dục, cho dù đã uống ARV 10 năm.

Thời gian uống thuốc ARV lâu quá nhiều khi còn tiềm ẩn nguy cơ lây HIV cao hơn là lúc mới điều trị. Lý do là bởi nhiều người chủ quan uống thuốc không đúng giờ, bỏ liều dẫn đến virus HIV tăng sinh trở lại. Hoặc nữa là không chịu đi làm xét nghiệm máu kiểm tra. Cứ tin uống càng lâu thì càng sạch virus. Trong khi, HIV đã âm thầm sinh đột biến gen kháng thuốc và chống lại ARV. Nhiều người uống ARV lâu, đến lúc xét nghiệm thì ngỡ ngàng vì số lượng HIV-RNA cao quá. Đó chính là biểu hiện của thất bại điều trị ARV.

Nói tóm lại, uống ARV 10 năm vẫn có thể bị lây HIV khi quan hệ tình dục không an toàn. Đó là khi không tuân thủ điều trị chặt chẽ, virus tăng sinh lên hoặc xảy ra hiện tượng kháng thuốc ARV.

Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Xem thêm:

Đổi từ Acriptega sang Telagara có sao không?

Bệnh viện nào chịu phẫu thuật cho người HIV?

Hướng dẫn sử dụng các loại thuốc PEP theo EACS?

Tự đổi thuốc ARV để tránh bị suy thận nặng hơn?

Thuốc phòng HIV sau khi quan hệ là gì? Giá tiền và nơi mua tốt nhất?

Nhiễm HIV do đi mát xa Lingam?

Acriptega có tem chính hãng giá bao nhiêu, mua ở đâu tốt nhất?

Điều trị phơi nhiễm HIV có thể khỏi không?