Trong quá trình điều trị viêm gan C mạn, nhiều bệnh nhân còn phải uống thuốc chữa bệnh khác nữa. Cho nên, chúng ta cần phải chú ý tương tác giữa thuốc viêm gan C và thuốc khác.
Các thuốc viêm gan C phổ biến đang được sử dụng tại Việt Nam?
Hiện nay, ở nước ta đang sử dụng những loại thuốc điều trị viêm gan C thuộc nhóm ức chế NS5A và nhóm ức chế polymerase NS5B (NA). Các hoạt chất phổ biến có thể kể tới như:
- Daclatasvir (DAC),
- Velpatasvir (VEL),
- Ledipasvir (LDV),
- Sofosbuvir (SOF).
Các dạng thuốc kết hợp thường là:
- Sofosbuvir 400mg/ Velpatasvir 100mg
- Sofosbuvir 400mg/ Daclatasvir 60mg và
- Sofosbuvir 400mg/ Ledipasvir 90mg
Biệt dược có thể kể tên như Myvelpa, Myhep All, Velasof, Velpaclear, Velsof, Velpaaniix, Myledvir…
Chú ý tương tác giữa thuốc viêm gan C và thuốc khác?
Có nhiều bệnh nhân mắc viêm gan C mạn thường kèm theo các tình trạng bệnh lý khác như tiểu đường, huyết áp, tim mạch… Bởi thế, trong quá trình chữa viêm gan C, cần hết sức lưu ý tới những tương tác có thể xảy ra khi uống cùng lúc nhiều loại thuốc khác nhau.
Sau đây là một số lưu ý về tương tác thuốc viêm gan C với thuốc khác:
Daclatasvir với thuốc khác:
Cần lưu ý khi dùng Daclatasvir chung với các thuốc kích thích CYP3A như thuốc chống co giật: phenobacbital, phenotoin, carbamazepin, oxcarbazepin. Thuốc Rifampicin, thuốc ARV gồm: EFV, NVP. Khi kết hợp sẽ làm giảm nồng độ của Daclatasvir, từ đó ảnh hưởng xấu tới hiệu quả điều trị viêm gan C. Do đó, cần tránh dùng chung chúng với nhau.
Velpatasvir với thuốc khác:
Một số thuốc chữa bệnh khác sẽ ảnh hưởng tới Velpatasvir khi dùng kết hợp với nhau như sau:
- Thuốc kháng acid dạ dày làm giảm nồng độ Velpatasvir
- Amiodaron làm chậm nhịp tim
- Digoxin dùng chung VEL sẽ làm tăng nồng độ Digoxin
- Thuốc chống ung thư Topotecan, làm tăng nồng độ thuốc này khi dùng chung VEL
- Thuốc chống co giật làm giảm nồng độ VEL
- TDF dùng chung VEL thì làm tăng nồng độ TDF.
Cần theo dõi sát và tránh dùng chung những nhóm thuốc này với nhau.
Ledipasvir với thuốc khác:
Nếu dùng chung Ledipasvir với các thuốc ARV như TDF, PI/r sẽ làm tăng độc tính lên thận, nguy cơ suy thận cao hơn. Dùng chung thuốc kháng acid dạ dày sẽ làm giảm hấp thu LDV, từ đó khiến cho nồng độ của LDV bị giảm đi.
Sofosbuvir với thuốc khác:
Sofosbuvir mà dùng chung với Amiodaron sẽ làm chậm nhịp tim. Dùng Sofosbuvir với các thuốc kích thích CYP3A như thuốc chống co giật, rifampicin, tipranavir sẽ làm giảm nồng độ của SOF. Từ đó khiến cho ảnh hưởng đến kết quả điều trị viêm gan C thành công.
Điều trị viêm gan C cần làm gì để tránh tương tác thuốc?
Khi chữa bệnh viêm gan C mạn tính, điều đương nhiên là chúng ta phải sử dụng thuốc kháng virus HCV. Cho nên, bệnh nhân cần phải thông báo với các bác sĩ chuyên khoa tình trạng bệnh khác kèm theo. Đặc biệt là cung cấp chính xác thông tin, hình ảnh loại thuốc đang dùng để điều trị bệnh khác.
Trong quá trình chữa viêm gan C, có tác dụng phụ hay triệu chứng lạ bất thường. Khuyến cáo bệnh nhân không tự ý điều chỉnh thuốc, uống thêm thuốc khác. Tất cả mọi loại thuốc uống vào người cần phải tham khảo ý kiến chuyên gia. Không gặp được bác sĩ trực tiếp điều trị cho mình thì có thể gọi hỏi bác sĩ khác, miễn sao cùng chuyên điều trị viêm gan C.
Nói tóm lại, bệnh nhân và cả thầy thuốc cần hết sức lưu ý tương tác giữa thuốc viêm gan C và thuốc khác. Bởi nó có thể làm gia tăng nguy cơ thất bại điều trị viêm gan C mạn tính. Nguy hiểm hơn, một số phản ứng bất lợi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng và sức khỏe người bệnh.
Liên hệ chuyên gia điều trị viêm gan C, bác sĩ Thắng Call – Zalo theo số 0988778115.
Xem thêm:
Giá thuốc Myvelpa là bao nhiêu, mua ở đâu tốt nhất?
Giá thuốc Velasof bao nhiêu, mua ở đâu tốt nhất?
Giá thuốc điều trị viêm gan C hiện nay?
Các dạng thuốc điều trị viêm gan C mạn tính?
Các nhóm thuốc điều trị viêm gan C mạn tính hiện nay là gì?