Tác dụng phụ của thuốc PEP khá nhiều và khác nhau tùy theo cơ địa từng người dùng. Rất may, đa phần trong số đó là nhẹ và tự hết. Những phản ứng ngoại ý của thuốc PEP thường chỉ kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
Thuốc PEP là gì?
Thuốc PEP là thuốc ARV được dùng với mục đích điều trị dự phòng khi có hành vi nguy cơ phơi nhiễm HIV. PEP là viết tắt của tiếng Anh Post-Exposure-Prophylaxis. Loại thuốc kháng virus HIV này phải được dùng càng sớm càng tốt, trong vòng 72 giờ kể từ lúc có nguy cơ. Cho nên, người ta hay gọi đây là thuốc PEP 72h.
Những hành vi nguy cơ cần dùng thuốc PEP?
Những trường hợp sau nên được dùng thuốc PEP khẩn cấp, càng sớm càng tốt:
- Quan hệ tình dục không an toàn, bất kể là đường âm đạo, dương vật, hậu môn hay thậm chí là miệng.
- Dùng chung kim tiêm tiêm chích, đâm kim làm đẹp, lăn kim ma cà rồng, các thủ thuật dùng chung dụng cụ có dính máu mà chưa được sát trùng đầy đủ.
- Máu, dịch tiết của bệnh nhân HIV/AIDS bắn vào vết thương hở hoặc niêm mạc của người lành…
Mỗi hành vi khác nhau sẽ tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ lây nhiễm HIV khác nhau. Trong đó, quan hệ tình dục không an toàn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các đường lây truyền HIV hiện nay.
Thành phần của thuốc PEP?
Thuốc PEP gồm có ít nhất 3 hoạt chất ARV trở lên. Thuốc PEP không nhất thiết phải là thuốc ARV 3 trong 1, nó có thể là loại phối hợp nhiều viên thuốc như trong phác đồ điều trị ARV bậc 2 chẳng hạn.
Một số thành phần công thức của thuốc PEP phổ biến đang dùng là:
- TAF – FTC – DTG
- TDF – 3TC – DTG.
- TDF – FTC – LPV/r.
Cụ thể các hoạt chất đó có thể là: Tenofovir 25mg hoặc 300mg, Lamivudin 300mg, Lopinavir 200mg, Ritonavir 50mg, Dolutegravir 50mg, Emtricitabine 200mg…
Tác dụng phụ của PEP?
Khi uống thuốc PEP, tác dụng phụ xuất hiện trên mỗi cơ thể khác nhau cũng không hề giống nhau hoàn toàn.
- Có người nôn ói nhiều
- Có khi lại là đau đầu, mệt mỏi dữ dội
- Có khi lại là tiêu chảy
- Khó ngủ
- Gặp ác mộng
- Đau mỏi cơ khớp
- Tiểu vàng
- Phù nhẹ
- Nhìn mờ
- Tê bì chân tay
- Tổn thương thần kinh ngoại biên
- Dị cảm
- Nuốt đắng
- Đầy bụng
- Chậm tiêu
- Chướng hơi…
Trong đó các tác dụng phụ dị ứng, mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ là hay gặp hơn cả. Tác dụng phụ thường gặp tiếp theo là nôn ói, đầy bụng. Những phản ứng không mong muốn khác ít khi xảy ra. Tuy nhiên, nếu có dị ứng thuốc hội chứng Stevens-Johnson thì đặc biệt nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.
Rất may, đa phần thuốc PEP gây ra tác dụng phụ thường nhẹ và tự sẽ hết. Hiếm khi thuốc PEP để lại hậu quả lâu dài. Thông thường, tác dụng phụ của nó tồn tại khoảng vài ngày đến vài tuần, tính từ lúc xuất hiện triệu chứng đầu tiên.
Nói tóm lại, thuốc PEP có thể gây ra khá nhiều tác dụng phụ khác nhau. Nhưng thông thường là nhẹ và tồn tại trong thời gian ngắn từ vài ngày đến vài tuần.
Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Xem thêm:
Ca bệnh HIV bị lao màng bụng và hội chứng viêm phục hồi miễn dịch?
Uống thuốc PEP 30 ngày thay vì 28 ngày được không?
Cách phòng tránh nhiễm HIV sau khi quan hệ không an toàn?
Bác sĩ hướng dẫn cách đổi giờ uống thuốc ARV?
Thuốc ARV dởm râu ông nọ cắm cằm bà kia?
Bị HIV có đi xuất khẩu lao động được không bác sĩ?
Bác sĩ hướng dẫn cách uống thuốc PEP?
Minh chứng về hiệu quả thuốc PEP của bác sĩ Thắng?
Thêm ca điều trị PEP thành công ở phòng khám bác sĩ Thắng mới nhất tháng 8/2024?