K.D.H hỏi: chào bác sĩ, em muốn hỏi bệnh nhân HIV có chạy thận được không ạ? Em uống Acriptega được 5 năm nay, đang bị suy thận giai đoạn 2. Bác sĩ có đổi sang cho em thuốc Telagara, uống cũng ổn hơn rồi. Nhưng em vẫn lo nếu bị nặng thì không biết phải làm sao. Mong bác sĩ giải đáp dùm. Cảm ơn ạ.

Trả lời: vâng chào anh. Bệnh nhân HIV hoàn toàn có thể được chạy thận khi có chỉ định. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng thực hiện được. Và thực tế ngay cả các viện lớn cũng rất ngại thực hiện kĩ thuật này cho người nhiễm HIV.

Chạy thận nhân tạo là gì?

Đây là phương pháp lọc máu ngoài cơ thể. Tức là, đưa dòng máu tuần hoàn ra bên ngoài, qua một hệ thống máy, củ lọc. Ở đó, các chất độc, cặn dư thừa mà cơ thể không đào thải được sẽ có máy chạy thận làm việc giúp. Cơ bản nó cũng giống như máy lọc nước ở nhà, chỉ khác ở đây là dùng để lọc máu của bệnh nhân. Đương nhiên kĩ thuật và cơ chế thì phức tạp hơn nhiều.

Chạy thận nhân tạo được chỉ định cho những bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối. Nếu thực hiện điều độ, phương pháp này giúp kéo dài sự sống cho người bệnh thêm nhiều năm.

Bệnh nhân HIV có chạy thận được không?

Như chúng ta đã biết, bệnh nhân HIV có nguy cơ bị suy thận rất cao. Bởi bản thân vi rút này có thể xâm nhập và tấn công các tổ chức cầu thận, nephron. Ngoài ra, quá trình điều trị ARV dùng thuốc có chứa thành phần Tenofovir Disoproxil Fumarate 300mg (như trong Acriptega), gây suy thận rất nhiều. Nghiên cứu mới công bố ở bệnh viện Bạch Mai cho thấy 1/3 số bệnh nhân bị suy thận sau khi dùng ARV loại này trong thời gian trên 3 năm.

Bệnh nhân HIV vẫn có thể được chạy thận nhân tạo.

Do đó, việc trăn trở không biết nếu tình huống xấu bị suy thận nặng thì phải làm sao. Giải pháp chạy thận nhân tạo liệu có khả thi và thực hiện ở đâu. Theo quy định ở Việt Nam, bệnh nhân HIV hoàn toàn có thể được chạy thận nhân tạo. Đây là quyền hợp pháp của người bệnh và cũng là trách nhiệm của cơ sở y tế.

Người nhiễm HIV chạy thận nhân tạo ở đâu?

Thực trạng hiện nay rất ít nơi có thể làm kĩ thuật này cho người nhiễm HIV. Một số bệnh viện tuyến cao làm được thì cũng rất ngại bởi lý do lây truyền. Đây cũng là một điều đúng thôi. Bởi nếu dùng chung máy chạy thận giữa người HIV và bệnh nhân thường, hoàn toàn có thể xảy ra tình huống lây chéo HIV. Chúng ta đồng cảm với bệnh nhân HIV, nhưng những bệnh không bị bệnh này thì sao. Chắc chắn họ không muốn đối mặt với rủi ro có thể bị lây HIV.

Vấn đề này không mới, nhưng thực sự nan giải. Bởi hầu như chưa có cơ sở nào dành riêng nền tảng vật chất để thành lập đơn vị chuyên chạy thận nhân tạo cho người nhiễm HIV.

Nói tóm lại, bệnh nhân HIV có thể được chạy thận nếu bác sĩ chỉ định. Nhưng số nơi thực hiện được kĩ thuật này cho người HIV rất hạn chế. Tốt nhất là kiểm soát bệnh từ sớm và tránh các thuốc độc thận.

Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Xem thêm:

Bệnh nhân HIV bị suy thận phải làm sao?

Mua PEP ở Nghĩa Lộ Yên Bái nhanh và chuẩn nhất?

Hướng dẫn sử dụng các loại thuốc PEP theo EACS?

Dùng thuốc PEP 72h tiền nào của đó?

Giai đoạn AIDS kéo dài bao lâu?

Minh chứng về hiệu quả thuốc PEP của bác sĩ Thắng?

Số lượng tế bào CD8 tăng cao có ý nghĩa gì?