Bác sĩ Thắng xin giới thiệu ca bệnh lao màng bụng kèm hội chứng viêm phục hồi miễn dịch. Đây là một bệnh nhân nam 31 tuổi, vào viện ngày 12 tháng 8 năm 2007. Bị nhiễm HIV do quan hệ tình dục không an toàn. Mãi đến lúc bị AIDS, kèm nhiễm trùng cơ hội nặng thì nhập viện, mới phát hiện ra tình trạng bệnh.

Bệnh sử:

Bệnh nhân nam, 31 tuổi, vào viện vì sốt kéo dài. Cơ thể tự nhiên mệt mỏi, ăn kém, gầy sút cân. Da xanh niêm mạc nhợt, phù thũng. Có hạch cổ nhỏ. Khám thì tim phổi bình thường. Bụng gõ đục vùng thấp, gan to 4cm dưới bờ sườn, mật độ chắc. Các bộ phận khác cơ bản bình thường.

Kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Số lượng bạch cầu 5.000 tế bào/mm3, trong đó N: 60%, L: 40%.
  • Men gan ALT: 45 U/l.
  • HBsAg âm tính, tức là không bị viêm gan B kèm theo.
  • Siêu âm bụng: gan to, nhiều hạch kết thành chùm, kích thước hạch khoảng 1-2cm, có dịch tự do ổ bụng.
  • Phim phổi bình thường.
  • Chọc dịch màng bụng dưới hướng dẫn siêu âm: màu vàng, sánh, Rivalta +, chủ yếu tế bào Lympho.

Như vậy, các dấu hiệu, triệu chứng chủ yếu liên quan đến tổn thương ở vùng bụng.

Chẩn đoán sơ bộ:

Dựa vào các kết quả thăm khám và cận lâm sàng, đưa ra kết luận: Lao màng bụng/ bệnh nhân nhiễm HIV.

Sử dụng phác đồ điều trị lao màng bụng, kết hợp điều trị ARV chữa HIV. Sau điều trị lao được 10 ngày, thể trang có cải thiện, ăn được, đỡ mệt, đỡ chướng bụng. Sau đó 1 tháng lại có dấu hiệu mệt mỏi, sốt nhẹ, ăn kém đi.

Chẩn đoán ca bệnh lao màng bụng kèm hội chứng viêm phục hồi miễn dịch?

Trước tình hình đó, các bác sĩ đã hội chẩn và thống nhất đưa ra kết luận chẩn đoán: Lao màng bụng/ Hội chứng viêm phục hồi miễn dịch/ Nhiễm HIV giai đoạn AIDS.

Ca bệnh lao màng bụng/ hội chứng viêm phục hồi miễn dịch/ HIV giai đoạn AIDS.

Từ đó thống nhất phác đồ điều trị tiếp theo là:

  • Duy trì thuốc chống lao, thuốc ARV.
  • Bổ sung thêm corticoid đường truyền tính mạch 5 ngày đầu, sau đó giảm dần liều, chuyển đường uống.
  • Dĩnh dưỡng, chăm sóc và dự phòng nhiễm trùng cơ hội khác.

Kết quả, bệnh nhân tốt dần lên. Sau 2 tuần từ khi dùng corticoid, bệnh nhân cắt được sốt, không còn mệt, ăn ngủ được. Sau khoảng 2 tháng, bắt đầu tăng cân, khỏe nhiều, hết hẳn sốt. Số lượng tế bào CD4 lên được 140 tế bào/mm3.

Bài học rút ra là: những ca nhiễm HIV giai đoạn AIDS rất hay kèm theo bệnh lý nhiễm trùng cơ hội nặng. Số lượng tế bào CD4 thấp là yếu tố thuận lợi khiến cho phát sinh hội chứng viêm phục hồi miễn dịch. Đó là khi hệ miễn dịch quá yếu, được phục hồi nhưng gây ra sự tấn công, làm nặng hơn tình trạng bệnh lý vốn có. Điều này đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm lâm sàng và chuyên môn vững chắc.

Nói tóm lại, ca bệnh lao màng bụng kèm hội chứng viêm phục hồi miễn dịch là rất hay. Nó nhắc nhở các bác sĩ phải thận trọng khi điều trị cho những ca nhiễm HIV giai đoạn AIDS.

Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Xem thêm:

Mua thuốc chống phơi nhiễm HIV ở đâu vậy bác sĩ?

Uống thuốc PEP 30 ngày thay vì 28 ngày được không?

Cách phòng tránh nhiễm HIV sau khi quan hệ không an toàn?

Tư vấn HIV qua zalo chuẩn xác nhất?

Thuốc ARV dởm râu ông nọ cắm cằm bà kia?

Bị HIV có đi xuất khẩu lao động được không bác sĩ?

Bác sĩ hướng dẫn cách uống thuốc PEP?

Cảnh báo uống ARV lọ xanh gây suy thận?

Thêm ca điều trị PEP thành công ở phòng khám bác sĩ Thắng mới nhất tháng 8/2024?