Các tác dụng phụ của thuốc viêm gan C đa dạng có thể xuất hiện ở mọi cơ quan, nhưng hầu hết là nhẹ. Dẫu vậy, vẫn cần phải theo dõi sát những phản ứng ngoại ý đó và có cách xử trí phù hợp, kịp thời.
Các tác dụng phụ của thuốc viêm gan C?
Tác dụng không mong muốn của thuốc viêm gan C có thể ảnh hưởng đa dạng lên tất cả các cơ quan. Chẳng hạn như:
- Ảnh hưởng lên hệ thần kinh: mệt mỏi, ngủ gà, rối loạn giấc ngủ…
- Hệ tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, tăng men gan
- Hệ thận – tiết niệu: tiểu buốt, rắt, tăng creatinin
- Hệ tuần hoàn: tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau tức ngực
- Hệ cơ xương khớp: đau mỏi cơ khớp
- Hệ hô hấp: khó thở, thở gấp
- Toàn thân: dị ứng, nổi mề đay, ngứa ngáy, khó chịu, chuột rút…
Tuy nhiên, hầu hết các phản ứng không mong muốn này ít xảy ra. Nếu có thì thường ở mức độ nhẹ và không cần xử trí gì đặc biệt. Thời gian xuất hiện và tồn tại của mỗi tác dụng phụ khác nhau cũng không giống nhau. Nó còn tùy thuộc cơ địa của mỗi bệnh nhân. Có người xuất hiện sớm, có người lại không thấy tác dụng phụ gì. Có người bị muộn và tồn tại lâu, có người chỉ thoáng qua. Nhưng cơ bản thì chúng ta không được chủ quan mà phải báo với bác sĩ điều trị cho mình biết. Từ đó có thái độ theo dõi và xử trí phù hợp.
Theo dõi một số tác dụng phụ của thuốc viêm gan C và cách xử trí?
Các thuốc chữa viêm gan C thường không gây ra phản ứng phụ quá nghiêm trọng. Nó thường chỉ xuất hiện nhẹ nhàng tự khỏi. Tuy nhiên, dù có hay không xuất hiện tác dụng phụ, chúng ta vẫn cần làm xét nghiệm một cách chủ động. Từ đó mới biết được là các cơ quan nội tạng có bị tổn thương âm thầm gì hay không. Cụ thể:
- Làm xét nghiệm men gan AST, ALT, chức năng thận ure, creatinin, mức lọc cầu thận… Để đánh giá chức năng gan thận sau 4 tuần và khi kết thúc điều trị.
- Xét nghiệm Hemoglobin nằm trong gói công thức máu tổng quát. Đánh giá tình trạng có bị thiếu máu hay rối loạn bất thường về cơ quan tạo máu hay không.
Xử trí một số tình huống xảy ra tác dụng phụ của thuốc viêm gan C:
Với những trường hợp nhẹ, tác dụng phụ ít, không nghiêm trọng thì không cần phải xử trí gì thêm. Chỉ cần theo dõi sát, đa phần các triệu chứng sẽ tự mất đi và thuyên giảm trong thời gian ngắn. Với một số tình huống tăng men gan có thể uống thêm bổ gan. Suy giảm chức năng thận cần điều chỉnh chế độ ăn nhạt hơn, uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý. Nếu không cải thiện thì cần phải đổi loại thuốc khác.
Trường hợp điều trị viêm gan C mạn tính có dùng Ribavirin. Nếu Hemoglobin giảm thấp thì cần điều chỉnh liều ribavirin giảm theo tương ứng. Đặc biệt với một số tình huống dù giảm ribavirin và Hemoglobin vẫn giảm mạnh, cần phải dừng loại thuốc này ngay.
Nói tóm lại, tác dụng phụ của thuốc viêm gan C khá đa dạng nhưng thường nhẹ. Hầu hết không cần xử trí gì thêm. Tuy nhiên, vẫn cần theo dõi sát, thông báo với bác sĩ những phản ứng không mong muốn để có thái độ xử trí phù hợp và kịp thời.
Liên hệ chuyên gia điều trị viêm gan C để được giải đáp thêm, bác sĩ Thắng Call – Zalo theo số 0988778115.
Xem thêm:
Giá thuốc Myvelpa là bao nhiêu, mua ở đâu tốt nhất?
Giá thuốc Velasof bao nhiêu, mua ở đâu tốt nhất?
Hậu quả của bệnh viêm gan C mạn tính?
Ngừng điều trị viêm gan C khi nào?
Chẩn đoán và xử trí trường hợp điều trị viêm gan C bị thất bại?
Điều trị viêm gan C có khỏi hoàn toàn không?
Khi điều trị viêm gan C cần làm những xét nghiệm gì?
Xử trí khi bệnh nhân viêm gan C quên uống thuốc kháng virus?