Nhiều bệnh nhân và người nhà rất lo lắng không biết điều trị viêm gan C có khỏi hoàn toàn được hay không? Câu trả lời là với sự ra đời của các thuốc DAAs, bệnh viêm gan C mạn tính hoàn toàn có thể được chữa trị dứt điểm. Thời gian uống thuốc liên tục trong khoảng 3 hoặc 6 tháng sẽ diệt sạch virus gây bệnh viêm gan C (HCV).
Điều trị viêm gan C có khỏi hoàn toàn không?
Trước đây, khi chưa có thuốc tác động trực tiếp DAAs lên virus viêm gan C (HCV), chúng ta phải dùng cách gián tiếp. Đó là dùng thuốc kích thích miễn dịch peg-interferon tiêm mỗi tuần 1 mũi dưới da bụng. Thời gian tiêm liên tục trong 1 năm trời, với 52 mũi. Tác dụng phụ của loại thuốc tiêm này rất nhiều. Nó làm cho bệnh nhân mệt kiệt sức, không thiết sinh hoạt hay lao động gì khác. Mà vấn đề chính là tỷ lệ thành công chỉ chưa đầy 50%. Tỷ lệ tái phát còn rất cao.
Nhưng từ khi có các thuốc DAAs diệt HCV hiệu quả hơn rất nhiều. Tỷ lệ điều trị khỏi hoàn toàn viêm gan C mạn tính lên tới trên 95%. Thuốc chữa viêm gan C thế hệ mới này lại chỉ phải uống trong 3 tháng hoặc 6 tháng (với người có xơ gan). Tác dụng phụ có thể gặp cũng nhẹ và ít hơn so với thuốc tiêm ngày xưa. Điều đó cho thấy những tiến bộ y học vượt bậc để đầy lùi hoàn toàn viêm gan C mạn tính.
Theo hướng dẫn của Bộ y tế, điều trị viêm gan C được coi là khỏi khi làm xét nghiệm đo tải lượng virus HCV-RNA đạt chuẩn. Tức là kết quả này âm tính ở tuần thứ 12 sau khi hoàn thành điều trị (đạt SVR 12). Hoặc kết quả âm tính từ tuần thứ 12 đến 24 sau khi hoàn thành điều trị nếu không làm được SVR 12.
Theo dõi sau điều trị khỏi viêm gan C?
Mặc dù điều trị viêm gan C mạn tính khỏi hoàn toàn. Song với những trường hợp có bệnh kết hợp kèm theo hoặc đã tiến triển xơ gan, chúng ta vẫn cần theo dõi thêm. Cụ thể:
- Theo dõi biến chứng ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) định kỳ mỗi 6 tháng. Làm xét nghiệm siêu âm và các marker chỉ dấu ung thư gan như AFP, AFP-L3, PIVKA-II. Trường hợp nghi ngờ nên làm thêm CT scan hoặc MRI.
- Theo dõi biến chứng với người xơ gan như nội soi tầm soát giãn tĩnh mạch thực quản…
- Hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa tái nhiễm như: quan hệ tình dục an toàn, không dùng chung bơm kim tiêm với người khác…
Ngoài ra với các trường hợp bị bệnh mạn tính khác thì vẫn cần theo dõi các bệnh lý kết hợp đó. Chú ý một số thuốc chữa bệnh có thể làm tăng men gan và tình trạng xơ gan nặng hơn.
Nếu bệnh viêm gan C tái phát thì phải làm sao?
Trường hợp điều trị viêm gan C bị thất bại hoặc tái phát sẽ có phác đồ thay thế. Tức là, đổi từ loại thuốc đã từng điều trị sang một loại thuốc khác có hoạt chất không giống cũ. Mục đích nhằm tiêu diệt những chủng HCV đột biến gen kháng thuốc. Ngoài ra có thể phối hợp thêm nhiều hoạt chất và uống thời gian lâu hơn cho an tâm.
Giá thuốc chữa bệnh viêm gan C có đắt không? Mua ở đâu tốt nhất?
Giá thuốc chữa bệnh viêm gan hiện nay không đắt như ngày xưa. Nếu để hoàn thành một liệu trình điều trị viêm gan C mạn tính bằng thuốc DAA trong 3 tháng ở thời điểm cách nay trên 5 năm, giá có thể lên tới vài chục triệu. Nhưng hiện nay, giá thuốc viêm gan C cho đủ liệu trình chưa tới 10 triệu đồng.
Mua thuốc chữa bệnh viêm gan C tốt nhất ở hệ thống phòng khám bác sĩ Thắng. Thuốc viêm gan C chuẩn chính hãng, chất lượng 100%. Đã điều trị khỏi cho nhiều bệnh nhân nên cực kỳ yên tâm và uy tín. Liên hệ bác sĩ Thắng để được tư vấn miễn phí về chuyên môn, hỗ trợ ship thuốc tận nơi.
Nói tóm lại, hiện nay đã có thể điều trị khỏi hoàn toàn viêm gan C mạn tính nhờ các thuốc tác động trực tiếp DAAs. Tỷ lệ thành công lên tới trên 95%. Thuốc chữa viêm gan C hiện nay dễ sử dụng, giá rẻ, chất lượng tốt mà lại ít tác dụng phụ.
Liên hệ chuyên gia điều trị viêm gan C để được giải đáp thêm, bác sĩ Thắng Call – Zalo theo số 0988778115.
Xem thêm:
Giá thuốc Myvelpa là bao nhiêu, mua ở đâu tốt nhất?
Giá thuốc Velasof bao nhiêu, mua ở đâu tốt nhất?
Giá thuốc điều trị viêm gan C hiện nay?
Ngừng điều trị viêm gan C khi nào?
Chẩn đoán và xử trí trường hợp điều trị viêm gan C bị thất bại?
Các nhóm thuốc điều trị viêm gan C mạn tính hiện nay là gì?
Khi điều trị viêm gan C cần làm những xét nghiệm gì?
Đánh giá mức độ xơ hóa gan trong điều trị viêm gan C mạn tính?