Từ 2018, Tổ chức y tế thế giới WHO đã đưa ra khuyến cáo tối ưu phác đồ điều trị ARV bậc 1 bằng thuốc có chứa Dolutegravir. Ngay sau đó, rất nhiều nước có thu nhập thấp và trung bình đã áp dùng một cách nhanh chóng. Việt Nam cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Nhưng, một điểm chú ý được nhắc lại để tránh gây hậu quả lãng phí thuốc ARV cho bậc 2. Đó là đổi phác đồ từ Efavirenz sang Dolutegravir khi có tải lượng HIV-RNA càng thấp càng tốt.

Các bậc phác đồ ARV điều trị HIV là gì?

Điều trị HIV cần phối hợp ít nhất 3 hoạt chất khác nhau để kìm hãm và tiêu diệt loại virus này. Sự kết hợp có thể giữa các nhóm khác nhau như NRTI với NNRTI, INSTIs, PI…Tùy theo cách chọn lựa hoạt chất cùng nhau mà sẽ tạo ra hiệu lực, khả năng ngừa kháng thuốc khác nhau. Sự kết hợp đó chính là các phác đồ ARV.

Thông thường, người ta chia ra làm 3 bậc phác đồ điều trị ARV. Như ở Việt Nam, chúng ta có:

  • Phác đồ ARV bậc 1 là: TDF/TAF + 3TC/FTC + EFV/DTG
  • Phác đồ ARV bậc 2: TDF/TAF + 3TC/DTG + LPV/r
  • Phác đồ ARV bậc 3: TDF/TAF + 3TC/FTC + EFV/DTG + LPV/r.

Tùy trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chọn lựa loại thuốc phù hợp với bệnh nhân.

Tại sao nên đổi từ phác đồ có chứa Efavirenz sang Dolutegravir?

Các hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới lẫn các hiệp hội phòng chống HIV/AIDS khuyên đổi từ Efavirenz sang Dolutegravir vì:

  • Dolutegravir mạnh hơn
  • Dolutegravir diệt virus bền vững và hiệu quả hơn.
  • Dolutegravir thanh thải tốt hơn.
  • Dolutegravir có hàng rào kháng thuốc cao hơn…

Nói chung là vì Dolutegravir có nhiều ưu điểm hơn so với Efavirenz.

Bởi thế, nhiều bệnh nhân ở Việt Nam thấy được chuyển sang phác đồ thuốc là Acriptega. Vì đây chính là loại ARV chứa Dolutegravir trong thành phần hoạt chất thay cho Efavirenz.

Tại sao phải đổi phác đồ từ Efavirenz sang Dolutegravir khi có tải lượng HIV-RNA càng thấp càng tốt?

Đổi phác đồ ARV từ Efavirenz sang Dolutegravir cần có xét nghiệm tải lượng HIV-RNA đủ thấp.

Một nghiên cứu ở Zambia và Malawi cho thấy, nếu đổi phác đồ từ Efavirenz sang Dolutegravir cần phải có tải lượng virus HIV rất thấp. Nếu HIV-RNA lớn hơn 1000 bản sao/ml, có nghĩa là bệnh nhân có thể kháng Tenofovir và Lamivudin rồi. Chúng ta chỉ đổi mỗi thành phần Efavirenz sang Dolutegravir, trong khi giữ lại bộ khung 2 hoạt chất kia. Điều này dẫn tới một mình Dolutegravir không thể diệt sạch HIV. Nó còn tiềm ẩn nguy cơ làm kháng luôn cả Dolutegravir. Điều này là rất lãng phí nguồn lực. Bởi nếu khôn khéo, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng Dolutegravir để làm phác đồ điều trị ARV bậc 2.

Sự thay đổi tùy tiện phác đồ khi chưa có xét nghiệm đầy đủ là lãng phí và không cần thiết. Cho nên, nhiều người đang dùng thuốc cũ mà tốt và hiệu quả thì hãy cứ duy trì. Chẳng hạn như tiếp tục dùng Avonza thay vì vội vàng đổi sang Acriptega ngay lập tức.

Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Xem thêm:

Chữa HIV tốt thì sống được bao lâu nữa?

Thuốc tiêm ngừa HIV Lenacapavir hiệu quả lên tới 100%?

Chữa HIV có khó không vậy?

Bị HIV có làm giáo viên được không?

Thuốc ARV dởm râu ông nọ cắm cằm bà kia?

Thuốc chữa HIV tác dụng kéo dài là gì?

Chữa HIV 2024 ở đâu uy tín chất lượng nhất?

Cảnh báo uống ARV lọ xanh gây suy thận?

Mua thuốc ARV, PEP ở quận 12 TPHCM chuẩn nhất?