Kết quả xét nghiệm HIV chưa xác định thì phải làm lại bằng những phương pháp khác chính xác hơn. Đồng thời, nên lặp lại một vài lần để đảm bảo sai số ở kết quả đưa ra là thấp nhất có thể. Hay nói cách khác là có thể khẳng định tình trạng nhiễm HIV một cách chính xác nhất.

Ba phương pháp xét nghiệm sàng lọc HIV hiện nay?

Có 3 phương pháp xét nghiệm sàng lọc HIV, trong đó tìm kháng thể và kháng nguyên hay được dùng nhiều hơn

Sàng lọc HIV là khái niệm nói về phương pháp, cách thức tiến hành xét nghiệm để biết một người có bị nhiễm HIV hay không. Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam áp dụng 3 phương pháp xét nghiệm sàng lọc HIV. Bao gồm: xét nghiệm tìm acid nucleic, kháng thể và kháng nguyên.

  • Xét nghiệm acid nucleic (NAT) còn gọi là xét nghiệm RNA, để tìm xem có thực sự virus HIV tồn tại trong máu hay không. Phương pháp này tốn kém, không làm thường quy. Có thể áp dụng cho một số trường hợp ở trẻ nhỏ, chưa đủ 18 tháng tuổi.
  • Xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV. Là phương pháp phổ biến nhất, tìm gián tiếp sự tồn tại của HIV thông qua phản ứng sinh kháng thể chống lại virus này của người nhiễm bệnh.
  • Xét nghiệm tìm kháng nguyên. Người nhiễm bệnh sẽ phát sinh kháng nguyên p24 từ tuần thứ 2 đến 4 sau khi virus HIV bắt đầu xâm nhập. Mẫu xét nghiệm sẽ được phân lập virus bằng nuôi cấy tế bào để xác định sự nhân lên của HIV trong máu. Từ đó phát hiện các axit nucleic hoặc DNA trong tế bào nhiễm.

Mỗi phương pháp sẽ có nhưng ưu và nhược điểm khác nhau. Trong thực tế cuộc sống, chúng ta sẽ không dùng đồng thời 3 loại xét nghiệm kể trên. Tuy nhiên, lại có 3 chiến lược xét nghiệm phục vụ cho các mục đích khác nhau.

Ba chiến lược xét nghiệm HIV là gì?

Xét nghiệm khẳng định HIV chiến lược 3 cho kết quả chính xác cực kỳ cao

Theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam, chúng ta đang có 3 chiến lược xét nghiệm HIV tùy theo điều kiện, mục đích khác nhau. Cụ thể là:

  • Chiến lược 1: áp dụng cho an toàn truyền máu. Người ta sẽ dùng sinh phẩm có độ nhạy cao để phát hiện và loại trừ mẫu máu hiến tặng bị nhiễm HIV. Từ đó loại bỏ kịp thời túi máu bị nhiễm bệnh giúp không lây HIV cho người khác.
  • Chiến lược 2: áp dụng cho giám sát dịch tễ. Dùng để nghiên cứu, đánh giá vùng, nhóm đối tượng mắc HIV. Trong đó mẫu thử sẽ được xét nghiệm bằng 2 loại sinh phẩm, 1 có độ nhạy cao, 1 có độ đặc hiệu cao.
  • Chiến lược 3: dùng 1 sinh phẩm có độ nhạy cao, 2 sinh phẩm còn lại có độ đặc hiệu cao.

Để khẳng định chắc chắn 1 người nhiễm HIV, sẽ dùng chiến lược 3. Khi nó dương tính thì chắc chắn mẫu máu của người đó là bị nhiễm HIV, tức nghĩa đó là bệnh nhân mắc bệnh HIV.

Kết quả xét nghiệm HIV chưa xác định thì phải làm thế nào?

Có khá nhiều trường hợp kết quả xét nghiệm HIV rơi vào tình huống chưa xác định hoặc không xác định. Khi đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn làm bằng những phương pháp khác, có độ chính xác cao hơn. Tốt hơn nữa, phải làm đi làm lại vài lần để đảm bảo kết quả đưa ra cuối cùng là chính xác nhất.

Xét nghiệm HIV chưa xác định thì làm lại bằng phương pháp khẳng định chiến lược 3

Chẳng hạn xét nghiệm HIV combi PT có kết quả chưa xác định. Chúng ta sẽ làm lại bằng xét nghiệm chiến lược 3, dựa trên 3 phương pháp chuẩn bị kháng nguyên, sinh phẩm khác nhau. Hoặc cũng có thể làm xét nghiệm đo tải lượng virus HIV-RNA. Hoặc gián tiếp hơn chút nữa thì làm xét nghiệm đếm số lượng tế bào CD4.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng kết quả xét nghiệm HIV chưa xác định là gì?

Để khẳng định chính xác nguyên nhân xuất hiện tình trạng kết quả xét nghiệm HIV chưa xác định hoặc không xác định thì không rõ. Tuy nhiên, các chuyên gia có đưa ra những giả thuyết để giải thích hiện tượng này như sau:

  • Người làm xét nghiệm mới có hành vi nguy cơ phơi nhiễm HIV, thời điểm lấy máu làm xét nghiệm đang trong giai đoạn cửa sổ.
  • Người làm xét nghiệm có thể bị nhiễm một số loại virus có cấu trúc gần giống HIV
  • Một số người có rối loạn hệ miễn dịch
  • Có thể do dùng một số thuốc chữa bệnh khác
  • Chất lượng sinh phẩm không đảm bảo
  • Mẫu máu có thể được thu thập, bảo quản, lưu trữ không đạt chất lượng.

Hiện tượng này không phải hiếm, cũng rất khó để nói chắc chắn là do nguyên nhân nào. Chính vì thế mà cần phải làm lại xét nghiệm khẳng định HIV bằng chiến lược 3. Và nên làm lại vài lần sẽ tăng độ chính xác cao hơn.

Uống thuốc ARV sớm rồi làm xét nghiệm kiểm tra lại sau có được không?

Một số người lo lắng khi trong quá khứ có nguy cơ phơi nhiễm HIV. Nay có kết quả như vậy thì khả năng cao là bị nhiễm HIV rồi. Họ muốn uống thuốc ARV đặc trị luôn cho sớm, sợ để lâu bệnh nặng lại chữa không kịp. Điều này đúng và được chấp nhận. Bởi, yếu tố cốt lõi chính là trong quá khứ đã từng có hành vi phơi nhiễm HIV.

Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới WHO, người có nguy cơ phơi nhiễm HIV và kết quả dương tính đã được coi là bệnh nhân HIV. Bất kể kết quả đó chỉ là test nhanh. Thì dù ở trường hợp này kết quả xét nghiệm mới là chưa xác định. Nhưng nguy cơ phơi nhiễm HIV là rất cao (quan hệ không an toàn với gái bán dâm). Hơn nữa, nguyện vọng và nhu cầu của người dùng là hợp lý. Bởi uống thuốc sớm sẽ ngăn ngừa nguy cơ suy giảm miễn dịch nặng. Đồng thời cũng là bảo vệ cho những người xung quanh, giúp giảm nguy cơ lây lan HIV thêm nữa ra cộng đồng.

Uống ARV rồi thì xét nghiệm HIV có còn chính xác không?

Uống ARV nhiều năm thì xét nghiệm tìm HIV vẫn dương tính mà thôi. Bởi thuốc ARV không thể chữa khỏi hoàn toàn HIV, nó chỉ tiêu diệt phần nổi, kìm hãm virus, giữ cơ thể khỏe mạnh. Cho nên, uống ARV rồi thì xét nghiệm tìm HIV vẫn sẽ chính xác.

Xét nghiệm HIV-RNA cũng nói lên tình trạng bị nhiễm HIV

Kết quả chỉ bị thay đổi đó là xét nghiệm tải lượng virus HIV-RNA. Khi chưa uống, nó có thể lên tới hàng trăm nghìn, hàng triệu bản sao thậm chí hơn nữa. Nhưng uống ARV vài tháng trở lên, kết quả này sẽ dưới ngưỡng phát hiện, hay còn gọi là âm tính. Cho nên, nếu đã điều trị ARV thì dường như không thể dùng xét nghiệm đo tải lượng HIV-RNA để phát hiện xem có bị nhiễm HIV hay không.

Nói tóm lại, với trường hợp kết quả xét nghiệm HIV chưa xác định thì cần phải làm lại bằng phương pháp khác chính xác hơn. Đồng thời phải lặp lại xét nghiệm vài lần, trong những khoảng thời gian khác nhau. Cần chú ý thêm nữa là chỉ làm xét nghiệm khẳng định HIV chiến lược 3 ở những nơi được Bộ Y tế cấp phép.

Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Xem thêm:

Một số thuật ngữ viết tắt hay dùng trong lĩnh vực HIV/AIDS?

Bác sĩ Thắng cứu cả cuộc đời em?

So sánh thuốc PEP và Prep, người dùng đừng nhầm lẫn?

Nếu không gặp được bác sĩ em không biết phải làm sao?

Giá các loại thuốc PEP 72h hiện nay?

Virus HIV có thể bị ức chế khi sốt xuất huyết cấp tính?

Điểm bán thuốc PEP chính hãng uy tín nhất hiện nay ở đâu?

Mua thuốc PEP ở Lạc Sơn Hòa Bình nhanh và chuẩn nhất?

Bị HIV có thể phẫu thuật thẩm mỹ được không bác sĩ?