Khi điều trị viêm gan C cần làm những xét nghiệm gì là điều nhiều bệnh nhân mong được biết. Có những xét nghiệm chỉ cần làm 1 lần, trong khi có những loại khác phải làm nhiều lần. Sau đây bác sĩ Thắng sẽ hướng dẫn cho các bạn chi tiết cụ thể.

Bác sĩ Thắng hướng dẫn những xét nghiệm cần làm khi điều trị viêm gan C mạn tính

Trước khi dùng thuốc đặc trị viêm gan C cần làm những xét nghiệm sau:

Để khởi động phác đồ điều trị viêm gan C cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ phải thăm khám chi tiết. Hỏi kĩ tình trạng bệnh sử, các vấn đề khác liên quan. Sau đó, bắt buộc phải làm những xét nghiệm sau, trước khi bắt đầu cho bệnh nhân uống thuốc kháng virus. Bao gồm:

  • Công thức máu
  • Tỷ lệ Prothrombin
  • Albumin, Bilirubin toàn phần, trực tiếp (với bệnh nhân tiến triển xơ gan)
  • Men gan AST, ALT, GGT
  • Đường máu
  • Mỡ máu
  • Creatinin máu
  • Siêu âm bụng
  • Đánh giá tình trạng xơ hóa gan
  • Đo tải lượng HCV-RNA
  • AFP
  • HIV
  • HBsAg
  • Test thai phụ với phụ nữ nghi ngờ có thai
  • Kiểu gen HCV với trường hợp không tiếp cận được thuốc kháng 6 genotype của HCV.

Trong đó, xét nghiệm về chức năng gan thận, tình trạng xơ hóa gan và định lượng HCV-RNA là quan trọng nhất.

Những xét nghiệm cần làm sau khi uống thuốc viêm gan C được 4 tuần:

Sau khi uống thuốc được 4 tuần, bệnh nhân viêm gan C sẽ được chỉ định làm lại những xét nghiệm sau:

  • Công thức máu
  • Tỷ lệ Prothrombin
  • Albumin, Bilirubin toàn phần, trực tiếp (với bệnh nhân tiến triển xơ gan)
  • Men gan AST, ALT, GGT
  • Creatinin máu

Thực ra thì những xét nghiệm ở thời điểm này chủ yếu dành cho đối tượng có xơ gan. Những bệnh nhân trẻ khỏe, chỉ bị viêm gan C mạn chưa tiến triển xơ gan thì không cần thiết lắm.

Những xét nghiệm cần làm kể từ tuần thứ 12 sau khi hoàn thành điều trị:

Những xét nghiệm ở thời điểm 12 tuần sau khi hoàn thành đủ phác đồ điều trị viêm gan C mạn tính cũng hết sức quan trọng. Nó giúp đánh giá tình trạng điều trị khỏi hay thất bại. Ngoài ra, còn giúp kiểm tra các chức năng nội tạng xem có bị ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc kháng virus viêm gan C hay không.

Uống thuốc viêm gan C xong 12 tuần vẫn phải làm xét nghiệm kiểm tra lại.

Các xét nghiệm cần làm ở giai đoạn này bao gồm:

  • Công thức máu
  • Tỷ lệ Prothrombin
  • Albumin, Bilirubin toàn phần, trực tiếp (với bệnh nhân tiến triển xơ gan)
  • Men gan AST, ALT, GGT
  • Đường máu
  • Creatinin máu
  • Siêu âm bụng
  • Đánh giá tình trạng xơ hóa gan
  • Đo tải lượng HCV-RNA
  • AFP

Nhờ có kết quả xét nghiệm ở thời điểm này mà bác sĩ có thể đưa ra kết luận bệnh nhân viêm gan C đã được điều trị thành công. Từ đó, mang lại niềm vui, sự an tâm và định hướng theo dõi về sau cho người bệnh.

Nói tóm lại, khi điều trị viêm gan C cần làm rất nhiều xét nghiệm khác nhau. Nó cũng được chia ra nhiều giai đoạn, thời điểm để đánh giá tình trạng đáp ứng với thuốc kháng virus viêm gan C. Qua đó, đưa ra kết luận điều trị thành công hay thất bại. Ngoài ra còn để phát hiện và xử trí kịp thời tác dụng phụ do thuốc chữa viêm gan C gây ra.

Liên hệ chuyên gia điều trị viêm gan C, bác sĩ Thắng Call – Zalo theo số 0988778115.

Xem thêm:

Giá thuốc Myvelpa là bao nhiêu, mua ở đâu tốt nhất?

Giá thuốc Velasof bao nhiêu, mua ở đâu tốt nhất?

Giá thuốc điều trị viêm gan C hiện nay?

Chú ý tương tác giữa thuốc viêm gan C và thuốc khác?

Các dạng thuốc điều trị viêm gan C mạn tính?

Các nhóm thuốc điều trị viêm gan C mạn tính hiện nay là gì?