Tổn thương gan hay nhiễm độc gan là tình trạng các tế bào gan không còn lành lặn. Chúng bị viêm, bị suy, tổn hại về cấu trúc và chức năng. Lý do tổn thương gan ở bệnh nhân HIV thì có nhiều, song tập trung chủ yếu là nguyên nhân gây ra bởi thuốc ARV.
Thuốc ARV sẽ được chuyển hóa và thải trừ thế nào?
Khi uống ARV thì ai cũng biết mục đích của nó là để ức chế, tiêu diệt virus HIV. Tuy nhiên, ngoài công dụng đó thì nó còn có phần chuyển hóa dư thừa cần phải đào thải ra ngoài, đó chính là qua gan.
Thuốc ARV khi uống vào đường tiêu hóa, sẽ được phân giải và hấp thụ tại ruột. Hoạt chất này đi vào hệ tuần hoàn, theo máu tới khắp cơ thể. Ở đâu có virus HIV, chúng sẽ nhận diện và làm nhiệm vụ tiêu diệt vi sinh vật gây hại này. Phần dư thừa, không tham gia trực tiếp vào việc tấn công virus sẽ được đào thải đi. Chúng được gắn với Cytochrome P450 ở gan là chủ yếu. Tạo phức hợp được tống ra khỏi cơ thể qua phần và cả nước tiểu.
Lý do tổn thương gan ở bệnh nhân HIV?
Có tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn nguyên nhân có thể gây ra việc gan bị tổn thương. Nhưng tựu chung lại, các nhà khoa học sẽ gom thành 4 nhóm chính. Cụ thể, các lý do tổn thương gan ở bệnh nhân HIV thường thấy là:
- Do độc tính thuốc ARV. Đó là có thể là do phản ứng quá mẫn tự phát hoặc toan lactic với gan nhiễm mỡ. Các thuốc ARV thế hệ cũ thường gây ra tình trạng độc gan khá nghiêm trọng.
- Do các thuốc không phải ARV, hóa chất như: thuốc chống lao, nấm, thuốc giảm đau paracetamol, rượu bia, chất bảo quản thuốc nam, thuốc bắc…
- Do các căn nguyên nhiễm trùng khác ngoài HIV là: virus viêm gan HBV, HAV, HCV, lao, kí sinh trùng…
- Do các tác nhân không nhiễm trùng khác: ung thư, viêm gan tự miễn…
Trong đó, nguyên nhân hàng đầu gây ra tổn thương gan ở bệnh nhân HIV chính là thuốc ARV. Bởi đây là loại thuốc mà bệnh nhân phải sử dụng hàng ngày. Họ sẽ cần sử dụng liên tục trong suốt cuộc đời (ít nhất là tính đến thời điểm hiện tại 2024, chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn).
Lâm sàng và xét nghiệm chẩn đoán tình trạng nhiễm độc gan?
Tùy mức độ mà có thể có hoặc không biểu hiện lâm sàng tình trạng nhiễm độc gan. Nếu nhẹ, có thể chỉ phát hiện qua kết quả xét nghiệm máu. Những trường hợp nghiêm trọng hơn, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện:
- Mệt mỏi, chán ăn, sợ mỡ.
- Nước tiểu vàng, da vàng, mẩn ngứa ngoài da.
- Đầy bụng, chướng hơi, ăn chậm tiêu.
- Gan to, nặng nữa là hôn mê, rối loạn ý thức.
Xét nghiệm cần làm: Thông thường chỉ cần làm xét nghiệm ban đầu là men gan AST, ALT, GGT. Tùy mức độ và tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm nhiều xét nghiệm chuyên khoa.
Biện pháp xử trí và cách phòng ngừa?
Với trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, uống thêm thuốc bổ gan. Tuy nhiên, nếu mức độ nặng thì cần tới bệnh viện để thăm khám và theo dõi kĩ càng.
Cách phòng ngừa tốt nhất là chọn loại thuốc ít độc gan, thận. Các thuốc thế hệ mới nhất ở Việt Nam có thể tìm mua chính là Telagara, Tocitaf, Spegra… Chúng thuộc phác phác đồ TAF/FTC/DTG an toàn bậc nhất hiện nay. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc độc gan khác. Kiêng bia rượu và duy trì lối sống, thể dục thể thao hợp lý.
Nói tóm lại, lý do tổn thương gan ở bệnh nhân HIV có nhiều, song tập trung chủ yếu là nguyên nhân do thuốc ARV. Cách phòng ngừa tốt nhất chính là dùng loại thuốc ARV mới, tốt nhất hiện nay ít gây hại gan, thận.
Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Xem thêm:
Chữa HIV tốt thì sống được bao lâu nữa?
Uống ARV bao lâu có thể dừng lại?
Thuốc chữa HIV tác dụng kéo dài là gì?
Chữa HIV 2024 ở đâu uy tín chất lượng nhất?