Có nhiều bạn sau khi quan hệ tình dục không an toàn xong lại rất lo lắng bị nhiễm HIV. Không biết mua thuốc chống phơi nhiễm HIV ở đâu TPHCM, Hà Nội uy tín. Hiện nay đã có địa chỉ đáng tin cậy đó chính là phòng khám bác sĩ Thắng.
Mục lục:
- Thuốc chống phơi nhiễm HIV là gì?
- Tại sao thuốc ARV lại dùng để chống được lây nhiễm HIV?
- Cơ chế thuốc ARV chống lại virus HIV là gì?
- Liều lượng và cách dùng thuốc PEP chống phơi nhiễm HIV?
- Tại sao phải uống thuốc phơi nhiễm HIV trong 28 ngày?
- Tại sao phải uống thuốc phơi nhiễm PEP trong vòng 72 giờ?
- Uống thuốc phơi nhiễm sau 72 giờ được không?
- Uống thuốc phơi nhiễm HIV trễ 1 giờ, 2 giờ hay quên uống 1 ngày có sao không?
- Uống thuốc phơi nhiễm HIV cần kiêng ăn gì? Uống thuốc ARV uống bia được không?
- Uống thuốc chống phơi nhiễm HIV bao lâu thì xét nghiệm?
- Tỉ lệ thành công điều trị PEP ở Việt Nam là bao nhiêu?
- Thuốc chống phơi nhiễm HIV giá bao nhiêu?
- Mua thuốc chống phơi nhiễm HIV ở TPHCM tốt nhất.
Thuốc chống phơi nhiễm HIV là gì?
Phơi nhiễm HIV là gì?
Đó chính là các hành vi có nguy cơ lây HIV từ người khác. Ví dụ một số tình huống cụ thể như:
- quan hệ tình dục không an toàn với cả nam hoặc nữ, bao gồm cả hậu môn, âm đạo, dương vật, oral sex: dùng miệng…
- quan hệ tình dục có dùng bao cao su nhưng bị rách, bị tuột…
- bị kim tiêm, vật sắc nhọn dính máu không rõ nguồn gốc đâm phải.
- các can thiệp thủ thuật có dính máu nhưng không rõ nguồn gốc, kể cả thẩm mỹ, phun xăm, lăn kim mà ca rồng…
- trong các tình huống bất ngờ bị bắn máu, dịch tiết của đối tượng không rõ vào mắt, niêm mạc hoặc vết da trầy xước.
Nếu đối tượng kia chắc chắn không bị nhiễm HIV thì không gọi là nguy cơ phơi nhiễm HIV nữa. Bởi vì phải có nguồn lây thì mới gọi là phơi nhiễm HIV.
Thuốc chống phơi nhiễm HIV là gì?
Là thuốc ARV được uống vào nhằm ngăn cản một người khỏe mạnh không bị lây nhiễm HIV từ người khác. Đây là thuốc kháng retrovirus HIV, khi uống vào virus HIV sẽ không lây lan được. Mua thuốc chống phơi nhiễm HIV ở đâu TPHCM, Hà Nội uy tín đó chính là phòng khám bác sĩ Thắng.
Có mấy loại thuốc ARV chống phơi nhiễm HIV?
Tùy theo hình thức chủ động hay thụ động mà ta có thuốc chống phơi nhiễm Prep và PEP.
- Chủ động ngăn ngừa lây nhiễm HIV bằng thuốc ARV gọi là điều trị Prep.
- Thụ động, tức là có hành vị nguy cơ rồi mới uống thuốc ARV để khỏi bị lây HIV là điều trị PEP. Ở bài này chúng ta đề cập đến thuốc PEP là chính.
Tại sao thuốc ARV lại dùng để chống được lây nhiễm HIV?
Thuốc ARV là thuốc Antiretroviral, tức là chống sao chép ngược của virus HIV. Nó được sinh ra để ngăn không cho virus HIV sinh sôi, nhân bản, từ đó làm sạch virus HIV trong máu hay còn gọi là tải lượng virus HIV âm tính. Bản thân thuốc ARV được nghiên cứu và sản xuất ban đầu chỉ dành mục đích cho người đã nhiễm HIV. Khi uống thuốc này vào, virus HIV bị tiêu diệt, số lượng tế bào miễn dịch CD4 tăng cao, người nhiễm HIV được sống khỏe mạnh.
Sau thời gian nghiên cứu thực tế lâm sàng, thấy rằng thuốc ARV uống ngay sau khi có nguy cơ lây HIV thì giúp người khỏe mạnh không bị nhiễm bệnh. Tức là đây do nghiên cứu trên cơ sở đã có thuốc ARV rồi. Chứ không phải sản xuất thuốc ARV ra vì mục đích chống phơi nhiễm HIV.
Cơ chế thuốc ARV chống lại virus HIV là gì?
Ta biết rằng, HIV là một loại virus sống trong tế bào vật chủ, ở đây là người nhiễm HIV/AIDS. Chúng muốn tồn tại và phát triển thì phải có cấu trúc di truyền được sao chép, nhân lên. Vật liệu di truyền chúng cũng lấy từ tế bào CD4, môi trường sinh sản cũng trong tế bào CD4. Chúng cần có các mRNA, tRNA, ribosom, các enzym polymerase…để hoàn tất chu trình sinh sản. Thuốc ARV uống vào cơ thể, tìm đến nhà máy này, cắt đứt các chuỗi đó. Thuốc ARV có thể tấn công vào chính chuỗi mRNA, hoặc ức chế các enzym cần cho sự sao chép virus. Nói chung là cắt đứt một trong các mắt xích của sự sao chép HIV.
Liều lượng và cách dùng thuốc PEP chống phơi nhiễm HIV?
Thuốc PEP chống phơi nhiễm HIV được uống giống hệt với việc bệnh nhân HIV/AIDS uống thuốc ARV hàng ngày. Đúng giờ và đều đặn 1 viên thuốc ARV mỗi ngày. Chỉ khác là uống thuốc PEP mỗi ngày 1 viên trong 28 ngày.
Cách dùng thuốc PEP: uống đúng giờ là quan trọng nhất. Khi các bạn đọc hướng dẫn sử dụng của thuốc có tài liệu sẽ ghi là uống lúc đói hoặc lúc no. Điều này thực tế không có ý nghĩa khác biệt. Nhấn mạnh là phải đúng giờ, tuyệt đối đúng giờ là tốt nhất. Việc uống thuốc lúc no hoặc đói có thể làm thay đổi một số cơ chế dược động học một chút, nhưng không quan trọng. Cốt lõi là chuẩn giờ và đừng tự ý thay đổi giờ uống thuốc. Các bạn muốn tìm hiểu kĩ hơn về cơ chế dược động học của thuốc có thể xem tài liệu đính kèm lọ thuốc ARV. Nhưng lưu ý đó chỉ là lý thuyết nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, đừng quan tâm quá, vì cơ địa bệnh nhân mới là quan trọng.
Tại sao phải uống thuốc phơi nhiễm HIV trong 28 ngày?
Nhiều bạn thắc mắc sao phải uống thuốc PEP trong 28 ngày, sao không là 30 hoặc 40 ngày. Uống thêm thành 2 tháng được không? Trả lời các bạn luôn uống thuốc phơi nhiễm HIV điều trị PEP 2 tháng được nhưng không cần thiết thôi.
Con số 28 ngày này được đưa ra sau những nghiên cứu trên thực tế lâm sàng và động vật. Các nhà khoa học thấy khi uống đủ 28 ngày thì hiệu quả bảo vệ của thuốc ARV trong ngăn ngừa lây nhiễm HIV đạt maximum là tối đa rồi. Việc uống thêm không cần thiết, nhưng tuyệt đối không được uống ít hơn 28 ngày thôi. Nhiều người muốn uống thêm 1 lọ nữa cho chắc thì hoàn toàn tôn trọng quan điểm cá nhân thôi. Chỉ xin khẳng định uống thuốc phơi nhiễm HIV 28 ngày là đủ. Có nhiều bạn đã uống 60 ngày để điều trị PEP. Có thể về chuyên môn thấy là không cần, nhưng với nhiều người việc làm đó giúp họ ổn định tâm lý rất nhiều.
Tại sao phải uống thuốc phơi nhiễm PEP trong vòng 72 giờ?
Trong điều trị PEP thời gian đúng là vàng. Càng để lâu hiệu quả bảo vệ của thuốc ARV trong việc ngăn lây nhiễm HIV càng thấp đi. Mốc thời gian 72 giờ là khoảng thời gian an toàn trong điều trị PEP để khởi động uống thuốc ARV. Sau thời gian đó virus HIV sẽ tìm được chỗ ẩn náu trước sự truy đuổi của thuốc ARV. Giả sử sau khi có nguy cơ lây HIV, virus HIV chui vào cơ thể bạn, chúng đang loay hoay đi tìm bến đáp. Lúc này HIV đang trôi tự do trong máu nên việc làm của thuốc ARV là rất dễ dàng trong việc tiêu diệt chúng. Nhưng sau 72 giờ chúng đã có chỗ trú chân an toàn rồi, thuốc ARV sẽ khó mà tiêu diệt triệt để. Thời gian vàng 72 giờ trong điều trị PEP là lúc chúng ta cần uống ARV ngay. Thực tế thì càng sớm càng tốt. Tối ưu nhất là 6 giờ đầu sau khi có hành vi nguy cơ lây HIV.
Uống thuốc phơi nhiễm sau 72 giờ được không?
Cũng như phân tích ở trên, để lâu sau 72 giờ thì hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm HIV sẽ kém đi rất nhiều. Nếu không muốn nói là gần như ”muộn rồi muội muội ạ”. Tuy nhiên thực tế, các nhà khoa học chỉ ra phải sau 120 giờ, tức là 5 ngày thì mới tắt hoàn toàn hi vọng. Do đó, nếu có lỡ phải uống thuốc phơi nhiễm HIV sau 72 giờ thì vẫn nên chậm còn hơn không nhé.
Uống thuốc phơi nhiễm HIV trễ 1 giờ, 2 giờ hay quên uống 1 ngày có sao không?
Việc uống thuốc ARV điều trị PEP trễ 1 giờ, 2 giờ hay thậm chí 3 giờ nếu chỉ xảy ra một lần, hầu như không ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Nhưng lặp lại thường xuyên sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả điều trị. Còn việc quên uống thuốc phơi nhiễm HIV một ngày thì không có báo cáo khoa học nào nói đến làm giảm bao nhiêu phần trăm tỉ lệ thành công điều trị PEP. Nếu lỡ quên uống thuốc ARV thì hãy liên hệ bác sĩ Thắng để xử lý ngay.
Uống thuốc phơi nhiễm HIV cần kiêng ăn gì? Uống thuốc ARV uống bia được không?
Thuốc phơi nhiễm HIV không bị ảnh hưởng bởi thức ăn thông thường. Nhưng bạn không nên uống thuốc ARV cùng với bia rượu hoặc các chất kích thích, các đồ uống có cồn. Hàng ngày bạn đang ăn uống như thế nào thì khi uống ARV vẫn ăn như thế. Chỉ nhớ là không uống bia mà thôi. Nếu công việc quá bắt buộc phải uống bia thì nên cách xa giờ uống thuốc ít nhất 6 tiếng.
Uống thuốc chống phơi nhiễm HIV bao lâu thì xét nghiệm?
Bạn phải chờ ít nhất là 3 tháng kể từ thời điểm uống viên thuốc phòng phơi nhiễm HIV đầu tiên. Vì đây là giai đoạn cửa sổ, bạn làm xét nghiệm sớm hơn vẫn chưa chắc chắn 100%. Việc đi làm xét nghiệm Combo Ag/ab không thay thế cho xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV chiến lược 3 Bộ Y tế.
Tỉ lệ thành công điều trị PEP ở Việt Nam là bao nhiêu?
Không có báo cáo thống kê đầy đủ về con số. Nhưng thực tế các bác sĩ chuyên điều trị HIV, tỉ lệ điều trị phơi nhiễm HIV thành công ở Việt Nam là 99,9%.
Thuốc chống phơi nhiễm HIV giá bao nhiêu?
Thuốc chống phơi nhiễm HIV hiện nay có giá dao động từ 1 đến 2 triệu đồng cho 1 liệu trình đủ 28 ngày. Một số thuốc ngừa HIV thế hệ cũ chỉ có giá vài trăm ngàn nhưng không đúng phác đồ khuyến cáo cập nhật.
Mua thuốc chống phơi nhiễm HIV ở đâu TPHCM, Hà Nội tốt nhất?
Thuốc chống phơi nhiễm HIV hiện nay có thể được mua tốt nhất ở hệ thống phòng khám bác sĩ Thắng. Địa chỉ:
- Miền Bắc: 27 Nguyễn Thái Học, thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội.
- Miền Nam: 350/140/6 Nguyễn Văn Lượng, phường 16, quận Gò Vấp, TPHCM.
Các bạn ở xa, các tỉnh lẻ, có thể đặt hàng gửi nhà xe. Thời gian mua thuốc đến lúc nhận tận tay chỉ trong vài tiếng đến chưa đầy 1 ngày. Như vậy vẫn sẽ đảm bảo kịp thời gian cho các bạn uống PEP trước 72 giờ.
Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Xem thêm:
Đổi từ Acriptega sang Telagara có sao không?
Thuốc PEP chính hãng là gì? Mua ở đâu chuẩn nhất?
Hướng dẫn sử dụng các loại thuốc PEP theo EACS?
Tự đổi thuốc ARV để tránh bị suy thận nặng hơn?
Thuốc phòng HIV sau khi quan hệ là gì? Giá tiền và nơi mua tốt nhất?