L.K.H hỏi: thưa bác sĩ Thắng, người nhiễm HIV có được phẫu thuật không ạ? Nếu chẳng may em có bị gãy chân hoặc có vấn đề gì đó cần phải mổ thì có được làm không ạ? Có bị lộ thông tin cá nhân ra bên ngoài không ạ? Em hỏi sẵn vậy, mong bác sĩ thông cảm giải đáp dùm. Cảm ơn bác sĩ Thắng nhiều ạ.
Trả lời: Theo pháp luật Việt Nam quy định, người nhiễm HIV hoàn toàn được phẫu thuật, mổ xe như người bình thường. Theo đó, không có sự phân biệt đối xử hay xa lánh, từ chối cứu chữa bằng phương pháp ngoại khoa với bệnh nhân HIV/AIDS.
Phẫu thuật là gì?
Phẫu thuật hay còn gọi là mổ xẻ, là phương pháp điều trị, chẩn đoán bệnh có xâm lấn bằng dao kéo. Việc phẫu thuật phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như: cắt bỏ, sắp xếp lại, lấy ra một phần, đưa thêm thiết bị, cơ quan…vào bên trong cơ thể. Nó được chia ra làm:
- Tiểu phẫu là những phẫu thuật nhỏ. Chẳng hạn như mổ chín mé, áp xe…
- Trung phẫu là những phẫu thuật vừa, thời gian không quá dài, không quá phức tạp. Ví dụ như mổ ruột thừa nội soi, phẫu thuật mắt…
- Đại phẫu là những cuộc mổ lớn, phức tạp, kéo dài về thời gian. Đơn cử như: mổ ghép tạng…
Nói đến phẫu thuật hay mổ xẻ là ai cũng hình dung đến việc sử dụng dao kéo, có cắt, xén, rạch…Và câu chuyện tất nhiên không thể tránh khỏi trong phẫu thuật là chảy máu. Đây là yếu tố có thể khiến lây lan HIV. Chính vì vậy, với bệnh nhân đã mắc HIV/AIDS, quy trình mổ, khử trùng dụng cụ là vô cùng quan trọng.
Người nhiễm HIV có được phẫu thuật không vậy bác sĩ?
Người nhiễm HIV vẫn hoàn toàn được phẫu thuật, mổ xẻ như người bình thường. Chỉ có khác biệt là dụng cụ phẫu thuật phải dùng riêng. Sau đó, có thể là bỏ đi, hoặc tái sử dụng cũng phải tiệt trùng hết sức kĩ càng. Cho nên, không có sự phân biệt, từ chối chữa trị người nhiễm HIV bằng phương pháp ngoại khoa. Có chăng sự khác biệt là quy trình sử dụng trang thiết bị, vật tư trong cuộc mổ. Điều này cần được tách riêng hoặc có quy trình khép kín, nhằm tránh nguy cơ lây HIV cho người khác.
Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm các hình thức phân biệt đối xử, xa lánh, từ chối phẫu thuật, mổ xẻ cho người bị HIV. Khi đi mổ, bệnh nhân HIV có quyền im lặng, từ chối cung cấp thông tin về việc mình đang bị HIV. Đặc biệt, việc bạn đi phẫu thuật sẽ tuyệt đối không làm lộ thông tin cá nhân ra bên ngoài.
Nói tóm lại, dù cho bạn bị nhiễm HIV rồi thì vẫn được phẫu thuật như người bình thường. Việc làm này không gây hậu quả lộ thông tin cá nhân của bạn. Tuy nhiên, bạn nên hợp tác, chia sẻ thông tin sớm cho bác sĩ phẫu thuật. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan HIV cho nhân viên y tế và những bệnh nhân tiếp theo.
Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Xem thêm:
Bệnh nhân HIV bị suy thận phải làm sao?
Tổng đài tư vấn HIV 24/7 uy tín?
Uống thuốc ARV lúc nào thì tốt nhất?
Uống thuốc PEP có nóng không vậy bác sĩ?
Thuốc PEP chính hãng là gì, mua ở đâu chuẩn nhất?
Hướng dẫn sử dụng các loại thuốc PEP theo EACS?
Dùng thuốc PEP 72h tiền nào của đó?