Tác dụng phụ thuốc phơi nhiễm HIV khá đa dạng, ảnh hưởng lên toàn bộ các cơ quan của cơ thể. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa mà có thể biểu hiện nặng hay nhẹ khác nhau. Đa phần nó sẽ tự hết trong 1 đến vài tuần sau khi bắt đầu dùng thuốc.
Tác dụng phụ thuốc phơi nhiễm HIV là gì?
Tác dụng phụ của thuốc phơi nhiễm HIV là những tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng xấu lên cơ thể khi dùng loại thuốc này. Đó là điều nằm ngoài ý định chủ quan của nhà sản xuất, không có chút lợi nào tác động lên việc điều trị. Hay nói cách khác, đó là những phản ứng gây hại lên người sử dụng thuốc, chúng ta muốn loại bỏ đi.
Tác dụng dược lý của thuốc phơi nhiễm HIV giúp ngăn ngừa khỏi bị lây nhiễm HIV. Nó chống lại và tiêu diệt sự sinh sôi, xâm nhập của HIV trong cơ thể. Trong khi, tác dụng phụ của thuốc này gây ra chỉ là lợi bất cập hại. Nó rất đa dạng, có thể ảnh hưởng tới rất nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Bao gồm các tác động lên:
- Hệ thần kinh: Mệt mỏi, chóng mặt, tê bì chân tay
- Hệ tiêu hóa: Nôn ói, đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn
- Hệ hô hấp: Khó thở, ho, đờm
- Hệ tim mạch: Tức ngực, loạn nhịp, hồi hộp đánh trống ngực
- Hệ bài tiết: Đại tiểu tiện bất thường, táo bón, tiểu vàng, tiểu buốt
- Hệ ngoài da: Dị ứng, ban mề đay, mẩn ngứa…
Nhìn chung là những tác dụng ngoại ý này rất nhiều và không giống nhau. Mỗi cá thể sẽ có đáp ứng với thuốc khác nhau. Từ đó có thể xuất hiện một hay nhiều phản ứng không mong muốn.
Tác dụng phụ của thuốc phơi nhiễm HIV có nguy hiểm không?
Đa phần như chúng ta thấy thì những tác dụng phụ này nhẹ và không đáng lo ngại. Nó có thể tự hết mà không cần phải can thiệp thuốc men, xử trí gì thêm. Dẫu vậy, cá biệt có những tác dụng phụ cực kì nặng nề mà chuyên môn gọi là ”hội chứng Stevens-Johnson”.
Bản chất là dị ứng thuốc mức độ nặng. Nếu như bị dị ứng thuốc ARV nhẹ, cơ thể chỉ bị nổi mẩn, ban đỏ ngứa. Uống thuốc chống dị ứng hoặc để vài ngày sau cũng có khi tự hết. Với hội chứng Stevens-Johnson thì không được như vậy, bắt buộc phải nhập viện và điều trị sớm nếu không muốn đánh cuộc với tính mạng.
Tác dụng phụ của thuốc phơi nhiễm bao lâu sẽ hết?
Thông thường, các thuốc phòng ngừa phơi nhiễm HIV sẽ chỉ gây ra tác dụng phụ nhiều trong vài ngày đầu. Sau đó bắt đầu giảm dần ở những tuần tiếp theo. Hết hẳn sau khi kết thúc liệu trình điều trị PEP trong 28 ngày.
Vì thời gian dùng thuốc phơi nhiễm HIV là hữu hạn, do đó các phản ứng không mong muốn của thuốc cũng không tồn tại lâu. Nó đều là triệu chứng ngắn ngày, sẽ có thể hết nếu không ở mức độ dị ứng nặng.
Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Xem thêm:
Acriptega chính hãng, giá bán và mua ở đâu?
Bị AIDS có cứu được không bác sĩ ơi?
Uống ARV lúc no hay đói thì tốt hơn?
Thất bại điều trị ARV, chẩn đoán và cách xử trí?
Hiệu quả của phác đồ TAF-FTC-DTG rất cao?
Tác dụng phụ của thuốc ARV? Cách khắc phục?
Uống thuốc chống phơi nhiễm HIV trong bao lâu?
Điểm bán thuốc PEP và Prep uy tín nhất hiện nay?
Điều trị HIV uy tín, bảo mật tốt nhất ở Phòng khám bác sĩ Thắng.