Vấn đề tế nhị mà nhiều người không biết hỏi ai, uống PEP có được quan hệ tình dục không? Uống PEP có thể làm lây HIV cho người khác được không? Đang uống PEP mà quan hệ tình dục không an toàn thì có nguy cơ lây HIV cao không? Làm sao để không lây HIV cho người thân trong giai đoạn còn đang uống thuốc PEP?

Thuốc PEP là gì?

Thuốc PEP là thuốc ARV được dùng với mục đích điều trị dự phòng khỏi bị lây nhiễm HIV từ người khác. Không giống như PREP, thuốc PEP chỉ được sử dụng sau khi có nguy cơ lây HIV. PEP là viết tắt của tiếng Anh Post-Exposure-Prophylaxis.

Chỉ định điều trị PEP cho những ai?

Những trường hợp sau nên được dùng thuốc PEP khẩn cấp, càng sớm càng tốt:

  • Quan hệ tình dục không an toàn, không dùng bao cao su với đối tượng không rõ về tình trạng nhiễm HIV. Bạn tình có thể là nam hoặc nữ. Quan hệ tình dục không an toàn ở đây bao gồm cả quan hệ đường âm đạo, dương vật – hậu môn, dương vật – miệng (oral sex), miệng – âm hộ (vét máng)…
  • Dùng chung kim tiêm tiêm chích, đâm kim làm đẹp, lăn kim ma cà rồng, các thủ thuật dùng chung dụng cụ có dính máu mà chưa được sát trùng đầy đủ.
  • Máu, dịch tiết của bệnh nhân HIV/AIDS bắn vào vết thương hở hoặc niêm mạc của người lành…

Nhìn chung là cứ ai có nguy cơ phơi nhiễm HIV thì cần dùng thuốc PEP.

Uống PEP có được quan hệ tình dục không?

Đang uống PEP vẫn quan hệ được, nhưng nên đeo bao vào cho an tâm.

Uống PEP hoàn toàn có thể vẫn tiến hành sinh hoạt tình dục bình thường. Tuy nhiên, bạn cần phải đeo bao cao su để phòng ngừa lây các bệnh qua đường tình dục nói chung. PEP chỉ là biện pháp bất khả kháng trong phòng ngừa lây truyền HIV. Hiệu quả của nó cũng không thể đạt 100% được. Hơn nữa, có vô vàn các bệnh có thể lây nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn như: lậu, giang mai, hạ cam, sùi mào gà…

Thuốc PEP không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản cũng như khả năng tình dục. Nhiều bạn lo lắng uống PEP không thể cương cứng hoặc giảm hưng phấn tình dục là do vấn đề tâm lý mà thôi. Cho nên uống PEP thì vẫn quan hệ được nhé.

Trong thời gian uống PEP, làm sao để không lây HIV cho người thân?

Bạn hãy yên tâm là nguy cơ và khả năng để bạn lây HIV cho người thân khi mà bạn có uống PEP là cực kì thấp. Hầu như là không thể lây HIV nếu bạn có uống thuốc PEP. Bởi vì nó còn liên quan đến nồng độ virus HIV, mới bị phơi nhiễm, uống thuốc PEP đã diệt gần hết virus HIV lưu hành trong máu rồi. Đương nhiên, bạn vẫn cần phải cẩn thận và áp dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV theo khuyến cáo.

Các sinh hoạt thông thường như tắm giặt, ăn uống, ngủ chung nhà, nói chuyện, ôm ấp, cầm nắm chung đồ vật… Tất cả đó đều hoàn toàn không có nguy cơ lây truyền HIV. Nhưng nếu sinh hoạt vợ chồng, cần phải dùng bao cao su trong thời gian này cho yên tâm.

Uống PEP vẫn bị nhiễm HIV?

Cũng có vài trường hợp điều trị PEP bị thất bại. Đó là do không tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Tự ý mua thuốc trôi nổi trên các diễn đàn mạng. Vừa sai phác đồ, không hợp lý, nhiều khi lại dính phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Những ca uống PEP mà vẫn bị nhiễm HIV đa phần do chủ quan. Cứ nghĩ chỉ cần uống viên thuốc PEP 72h kịp thời gian vàng là xong. Tuy nhiên, nên nhớ đây là quá trình điều trị kéo dài tới tận 28 ngày. Chúng ta muốn hiệu quả của nó tối ưu, cần phải làm đúng tuyệt đối theo chỉ định chuyên môn. Không tự ý nghĩ và thay đổi khi chưa tham vấn ý kiến của chuyên gia.

Nói tóm lại, uống PEP vẫn hoàn toàn có thể sinh hoạt tình dục. Nhưng bạn vẫn cần phải đeo bao cao su để hạn chế tối đa nguy cơ lây truyền các bệnh lây qua đường tình dục nói chung. Trong đó có HIV nói riêng.

Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Xem thêm:

Uống PEP 30 ngày thay vì 28 được không?

Thuốc tiêm ngừa HIV Lenacapavir hiệu quả lên tới 100%?

Cách phòng tránh nhiễm HIV sau khi quan hệ không an toàn?

Tư vấn HIV qua zalo chuẩn xác nhất?

Thuốc ARV dởm râu ông nọ cắm cằm bà kia?

Giới thiệu ca bệnh bị HIV và lao cột sống?

Bác sĩ hướng dẫn cách uống thuốc PEP?

Cảnh báo uống ARV lọ xanh gây suy thận?

Thêm ca điều trị PEP thành công ở phòng khám bác sĩ Thắng mới nhất tháng 8/2024?