Tăng cường tuân thủ điều trị ARV góp phần ức chế virus HIV hiệu quả. Từ đó nâng cao số lượng tế bào miễn dịch CD4 và bảo vệ mạng sống cho bệnh nhân HIV.
Tăng cường tuân thủ điều trị ARV là gì?
Tuân thủ điều trị ARV thì chắc mọi người đều rõ. Đó là uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng và tái khám định kỳ theo chỉ định bác sĩ. Trong quá trình uống ARV cần kiêng rượu bia và một số loại thuốc. Nói đơn giản hơn, tuân thủ điều trị ARV là không quên uống thuốc.
Nhưng, tăng cường việc tuân thủ điều trị ARV là khái niệm mới. Nó dùng để ám chỉ việc đảm bảo bệnh nhân làm đúng và đủ việc uống thuốc ARV. Thực ra, từ ngữ tăng cường’ ở đây mang ý nghĩa là nhắc nhở và đảm bảo việc tuân thủ điều trị ARV được tiến hành đúng. Chẳng hạn, một số người uống thuốc ARV nhưng thỉnh thoảng quên liều. Một số khác thì uống ARV nhưng vẫn thường xuyên uống bia rượu.
Như vậy bản chất ở đây là sự nhắc lại việc đảm bảo phải uống thuốc đúng, đủ liều. Kiêng khem và làm theo đúng chỉ định của bác sĩ trong quá trình chữa HIV.
Vai trò của tăng cường tuân thủ điều trị ARV?
Tăng cường việc tuân thủ điều trị ARV là rất quan trọng, đặc biệt trong những trường hợp nghi ngờ kháng thuốc xảy ra. Nó góp phần đảm bảo việc ức chế virus HIV thường xuyên và liên tục. Từ đó, giúp cơ thể người bệnh không bị HIV tấn công, tăng số lượng CD4 và sống khỏe mạnh. Nó đóng vai trò then chốt trong việc ngăn chặn nguy cơ xuất hiện chủng HIV kháng ARV.
Ví dụ điển hình như sau:
Một bệnh nhân nam ở Thái Bình đang điều trị cùng bác sĩ Thắng. Bệnh nhân lúc đầu tuân thủ điều trị tốt, uống thuốc ARV thường xuyên. Kết quả xét nghiệm tốt, tải lượng HIV-RNA chỉ là 85 bản sao/ml.
Nhưng khoảng 1 năm trở lại đây thường xuyên uống bia rượu vì lý do công việc. Bệnh nhân định kỳ khoảng nửa năm làm xét nghiệm 1 lần. Anh ta rất bất ngờ khi thấy tải lượng virus sau mấy tháng mà tăng lên rất cao, tới hơn 1000 bản sao/ml. Trong khi xét nghiệm trước chỉ có vài chục con virus HIV.
Bác sĩ Thắng đã trao đổi với bệnh nhân và người nhà thì được biết anh ta hay dùng bia rượu. Khuyên bệnh nhân hạn chế tối đa công việc tiếp khách, tập trung vào uống ARV. Bệnh nhân bỏ uống bia rượu, uống thuốc đúng giờ như cũ. Quả nhiên, 4 tháng sau virus HIV lại trở về âm tính.
Như vậy, nếu không có kinh nghiệm, với kết quả xét nghiệm tải lượng virus HIV-RNA trên 1000 coi như là thất bại điều trị. Nếu vội vàng đổi sang thuốc ARV bậc cao hơn thì thực sự sẽ rất lãng phí phác đồ điều trị ARV.
Nói tóm lại, tăng cường tuân thủ điều trị ARV góp phần duy trì sự ức chế virus HIV liên tục. Từ đó nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe người bệnh và ngăn ngừa việc phải lên bậc thuốc ARV.
Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Xem thêm:
Tại sao nhiều người sợ mua thuốc PEP online?
Thuốc PEP mua ở đâu Hà Nội uy tín nhất?
Cách phòng tránh nhiễm HIV sau khi quan hệ không an toàn?
Ý nghĩa tỷ lệ CD4/CD8 trong điều trị HIV?
Hướng dẫn sử dụng các loại thuốc PEP theo EACS?
Uống PEP lúc mấy giờ là tốt nhất?
Bác sĩ chữa HIV uy tín cũng cần khách hàng tử tế?