Virus HIV có thể bị ức chế trong lúc sốt xuất huyết cấp tính là đúng. Khả năng này cũng được bắt gặp trong một số trường hợp người nhiễm HIV bị sởi, cúm hoặc sốt mò.

Virus HIV có thể bị ức chế trong lúc sốt xuất huyết cấp tính?

Không có nhiều nghiên cứu sâu về vấn đề virus HIV bị ức chế như thế nào trong giai đoạn cấp tính của bệnh sốt xuất huyết. Nhưng các nhà khoa học đã chứng minh điều này có thể xảy ra. Người ta cho làm xét nghiệm tải lượng virus HIV-RNA trong giai đoạn mới mắc sốt xuất huyết. Kết quả cho thấy virus HIV bị ức chế, không sinh sôi ra các bản sao. Nhưng, nó không tồn tại lâu, chỉ vài ngày tương ứng với giai đoạn cấp tính của sốt xuất huyết. Hiện tượng này không còn xảy ra, khi bệnh nhân sốt xuất huyết bước vào giai đoạn hồi phục.

Virus HIV có thể bị ức chế bởi quá trình nhiễm sởi, sốt xuất huyết, cúm và sốt mò.

Trên tạp chí lâm sàng bệnh truyền nhiễm (Clinical Infectious Diseases, Volume 36, Issue 8, 15 April 2003, Pages 1067–1069, https://doi.org/10.1086/374600), có đăng một ví dụ. Đó là một phụ nữ Thái Lan 29 tuổi, bị nhiễm virus sốt xuất huyết Dengue. Thay vì gia tăng số lượng virus HIV tuýp 1 như dự kiến. Quá trình nhiễm sốt xuất huyết ở giai đoạn cấp tính lại làm giảm số lượng bản sao virus HIV. Ngoài ra, mẫu huyết thanh của người nhiễm sốt xuất huyết ở giai đoạn cấp cũng làm giảm khả năng lây nhiễm HIV-1. Nó được xác định bằng xét nghiệm tế bào đơn nhân ở máu ngoại vi.

Có nguy cơ phơi nhiễm HIV đúng vào lúc sốt xuất huyết thì không cần uống PEP?

Việc làm này là hoàn toàn sai lầm. Gần đây có một số bạn đi ”chơi gái” về xong bị sốt xuất huyết. Tìm hiểu trên mạng thấy bảo sốt xuất huyết có thể ngăn ngừa lây nhiễm HIV nên khỏi dùng PEP luôn.

Có nguy cơ phơi nhiễm HIV thì phải uống thuốc PEP 72h.

Các nghiên cứu như trình bày ở trên là rất ít, không có ý nghĩa áp dụng rộng rãi trên thực tế. Hơn nữa, chưa có nghiên cứu nào chứng minh đó là cách để phòng ngừa lây nhiễm HIV. Chưa kể tới, mỗi người một cơ địa, sốt xuất huyết của bạn lúc đó có đúng là giai đoạn cấp tính không. Một lưu ý nữa là một số bài báo công bố về vấn đề này là thực hiện trên người đã nhiễm HIV, thậm chí là có đang điều trị HAART (thuốcc kháng virus HIV hiệu quả cao). Tức là hoàn toàn không thể ứng dụng chuyện này thay thế cho việc uống thuốc PEP 72h chống phơi nhiễm HIV.

Nói tóm lại, virus HIV có thể bị ức chế sinh sôi trong giai đoạn sốt xuất huyết cấp tính. Nó giống như một số trường hợp đồng nhiễm HIV với sởi, cúm, sốt mò. Nhưng không có nghĩa đây là giải pháp thay thế việc uống thuốc PEP 72h chống phơi nhiễm HIV.

Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Xem thêm:

Một số thuật ngữ viết tắt hay dùng trong lĩnh vực HIV/AIDS?

Bác sĩ Thắng cứu cả cuộc đời em?

So sánh thuốc PEP và Prep, người dùng đừng nhầm lẫn?

Nếu không gặp được bác sĩ em không biết phải làm sao?

Giá các loại thuốc PEP 72h hiện nay?

Cứ yên tâm điều trị HIV cùng bác sĩ Thắng?

Điểm bán thuốc PEP chính hãng uy tín nhất hiện nay ở đâu?

Ăn uống chung có lây HIV không?

Chỉ vì trót dại một lần mà bị nhiễm HIV suýt nữa thì giai đoạn AIDS?