Tình trạng suy thận ở bệnh nhân HIV làm gia tăng nguy cơ tử vong, giảm chất lượng cuộc sống của nhóm người vốn đã chịu nhiều thiệt thòi. Nếu chúng ta không có cái nhìn thẳng thắn và nghiêm túc về vấn đề này, thì hậu quả sẽ rất khôn lường. Điều cần nhất là phòng bệnh, giảm thiểu nguy cơ phải lọc máu chu kỳ khi đã suy thận giai đoạn cuối. Hãy cùng bác sĩ Thắng tìm hiểu một số điều cần biết về căn bệnh này.

Thế nào suy thận?

Suy thận là tình trạng chức năng của thận bị suy giảm, không còn đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Chẳng hạn như thận khỏe sẽ phải lọc sạch chất độc, giữ lại những chất cần thiết cho con người. Nhưng khi bị suy giảm, nó không thể lọc quá nhiều nước dẫn tới phù, không thể giữ các chất dinh dưỡng dẫn tới tiểu ra đạm, ra protein, muối khoáng…

Tình hình bệnh nhân HIV bị suy thận?

Tỷ lệ bị suy thận ở bệnh nhân HIV/AIDS tại châu Á đang rất cao

Chỉ tính riêng ở châu Á, mỗi năm cũng có thêm hàng triệu bệnh nhân HIV/AIDS bị mắc mới suy thận. Ví dụ:

  • Ở Trung Quốc, số ca mắc mới suy thận chủ yếu ở nhóm mới điều trị ARV.
  • Ở Đài Loan, cứ 100 bệnh nhân nhiễm HIV thì có tới 7 người mắc suy thận.
  • Ở Ấn Độ, con số này lên tới trên 17%.
  • Trong khi ở Việt Nam,hàng năm cứ 1000 bệnh nhân HIV lại có gần 50 ca mới bị phát hiện suy thận.

Điều này cho thấy tình trạng suy thận ở người nhiễm HIV đang có xu hướng tăng dần. Nó trở thành vấn đề chung của toàn cầu chứ không chỉ một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào.

Nguyên nhân làm cho bệnh nhân HIV/AIDS bị suy thận?

Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng suy thận ở người nhiễm HIV.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra có 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng suy thận ở bệnh nhân HIV bao gồm:

1. Suy thận do virus HIV tấn công trực tiếp vào thận:

Được mô tả lần đầu vào năm 1984, tỷ lệ gặp cao nhất ở nhóm người châu Phi da đen.

Cơ chế: nhiễm HIV trực tiếp vào biểu mô, liên quan đến APOL1 gen.

Thuộc dạng xơ chai cầu thận, khu trú từng vùng.

Nhóm các bệnh lý tổn thương thận thông qua cơ chế miễn dịch:

  • Viêm cầu thận do phức hợp miễn dịch
  • Bệnh thận IgA
  • Viêm thận giống lupus …
  • Chiếm 30% các trường hợp sinh thiết thận ở bệnh nhận HIV1 Tác dụng của ARV vẫn chưa được biết rõ.

2. Suy thận do các bệnh đồng nhiễm, các bệnh lý mạn tính khác.

Điều này thì đã rất rõ, khi chúng ta thấy nhiều người bị đái tháo đường, tăng huyết áp…cũng dẫn tới suy thận. Ngoài ra còn có các bệnh lý truyền nhiễm khác cùng mắc song song với HIV như viêm gan virus B, viêm gan virus C…

3. Suy thận do thuốc ARV.

Đây là căn nguyên phổ biến nhất và cũng cần lưu ý nhiều nhất ở người nhiễm HIV bị suy thận. Trong đó, tác nhân đầu bảng chính là thuốc Tenofovir Disoproxil Fumarate 300mg (TDF). Hoạt chất này tồn tại trong hầu hết các dạng thuốc ARV 3 trong 1 đang điều trị cho người nhiễm HIV hiện nay ở Việt Nam. Nó có thể gây tổn thương thận rất đa dạng:

  • Tổn thương ống lượn gần
  • Tổn thương thận cấp
  • Bệnh thận mạn
  • Đái tháo nhạt tại thận.

Theo EACS (Europe Aids Clinical Society), người bệnh có những biểu hiện sau:

  • Giảm độ lọc cầu thận tiến triển và GFR < 90 ml/phút và không giải thích được nguyên nhân hoặc
  • Giảm Phosphat máu
  • Tăng tỉ lệ Protein/creatinine niệu
  • Tổn thương thận (GFR 60 < ml/phút)
  • Xuất hiện các protein ống thận (retinol binding protein, α1- or β2-microglobulinuria, urine cystatin C, aminoaciduria)
  • => Nên được thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu đánh giá tổn thương ống thận và xem xét ngưng TDF.

Ngoài ra một số thuốc ARV thuộc nhóm PI như: Atazanavir, Danuravir, Indinavir cũng gây ảnh hưởng xấu đến thận.

Biện pháp khắc phục tình trạng suy thận ở bệnh nhân HIV/AIDS?

Việc phát hiện và điều trị kịp thời tình trạng suy thận ở người nhiễm HIV là vô cùng cần thiết. Nó không chỉ giúp cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ suy thận nặng. Bên cạnh đó còn là chìa khóa giúp người bệnh vẫn còn có thể dùng thuốc ARV để ức chế virus HIV. Nếu suy thận nặng quá, không còn có thể uống thuốc gì chữa HIV nữa, thì hậu quả chắc ai cũng rõ.

Đổi thuốc ARV từ TDF sang TAF để phòng ngừa suy thận nặng ở người nhiễm HIV.

Đầu tiên, việc cần làm là phải làm xét nghiệm, theo dõi định kỳ. Tìm nguyên nhân suy thận là gì và điều trị theo nguyên nhân. Bên cạnh đó, bắt buộc phải đổi thuốc ARV từ hoạt chất Tenofovir Disoproxil Fumarate 300mg sang Tenofovir Alafenamide Fumarate 25mg (TAF). Bởi loại hoạt chất này sẽ không làm trầm trọng thêm tình trạng suy thận của bệnh nhân.

Tenofovir alafenamide là tiền chất của tenofovir, được dùng với liều 25 mg /ngày. So với TDF thì TAF tạo ra nồng độ tenofovir trong huyết tương thấp hơn khoảng 90%. Do đó, ít gây ra tác động bất lợi hơn đến chức năng ống thận gần và mật độ khoáng của xương. Dùng được cho người suy thận nhưng CrCl > 15 ml/phút.

Bên cạnh đó, người bị suy thận cần phải thay đổi lối sống sao cho lành mạnh hơn. Không nên ăn đồ mặn nhiều, hạn chế thức khuya, dùng chất kích thích…

Nói tóm lại, suy thận ở bệnh nhân HIV/AIDS chủ yếu do dùng thuốc Tenofovir Disoproxil Fumarate 300mg trong phác đồ điều trị ức chế virus HIV. Chúng ta cần phải đổi sang hoạt chất Tenofovir Alafenamide Fumarate 25mg càng sớm càng tốt. Có như vậy mới ngăn ngừa nguy cơ bị suy thận giai đoạn cuối.

Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Xem thêm:

Mua thuốc PEP ở Pleiku – Gia Lai nhanh nhất?

Thêm trường hợp điều trị PEP thành công tại Phòng khám bác sĩ Thắng

2 người bình thường quan hệ với nhau có bị lây HIV không?

Lời cảnh báo từ cặp đôi đồng tính nam cùng bị AIDS.

Bệnh nhân HIV bị suy thận phải làm sao?

Mát xa Yoni là gì mà lợi thì ít, hại thì nhiều?

Hướng dẫn sử dụng thuốc PEP Telagara mới nhất hiện nay.