Rất tiếc khi gần đây có khá nhiều trường hợp tử vong ở bệnh nhân nhiễm HIV. Dù cho họ có phát hiện được bệnh nhưng đã quá muộn màng. Chính vì vậy mà không còn cơ hội cho bệnh nhân AIDS. Không phải là tất cả người nhiễm HIV ở giai đoạn này sẽ chết, nhưng rất nhiều hoàn cảnh thương tâm đã xảy ra. Đó như là mội hồi chuông cảnh tỉnh cho bệnh nhân hãy tuân thủ điều trị ARV chặt chẽ.

Không còn cơ hội cho bệnh nhân AIDS?

Chuyện là gần đây có rất nhiều bệnh nhân nhiễm HIV vô tình phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn AIDS. Có ca chữa kịp thì sống, nhưng đa phần không có phép màu xảy ra. Đơn cử như trường hợp một bạn đồng tính nam tuổi đời còn rất trẻ, chưa tới 30. Bạn có đời sống quan hệ tình dục rất đa dạng. Có nhiều bạn tình khác nhau và thường xuyên không đeo bao cao su. Đến một ngày phát hiện bệnh khi đã quá mệt, kiệt sức và sút cân. Cơ thể gầy còm, không thể đi lại được và bị ho sốt rất nhiều. Vào bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán viêm phổi PCP, suy kiệt do HIV giai đoạn AIDS.

Không còn cơ hội cho bệnh nhân AIDS khi đã quá nặng.

Người bạn cùng sống chung với bệnh nhân này cầu cứu khắp nơi, nhưng kết cục bi thảm thì vẫn tới. Bạn này cũng bị lây HIV từ bệnh nhân và rất may còn ở giai đoạn sớm. Rất thương tiếc, nhưng thực sự đã quá muộn rồi. Không còn cơ hội nào cho bệnh nhân đã bị AIDS.

Tỷ lệ bệnh nhân HIV ở giai đoạn AIDS được cứu sống là bao nhiêu?

Để cứu sống bệnh nhân HIV đã bị nhiễm trùng cơ hội nặng ở giai đoạn AIDS là rất khó khăn. Nó không phải là nhiệm vụ bất khả thi nhưng thực sự không thể chắc chắn tỷ lệ thành công là bao nhiêu. Bởi phụ thuộc quá nhiều yếu tố bất định, như:

  • Tâm lý bệnh nhân
  • Mức độ nặng của nhiễm trùng cơ hội
  • Bệnh lý nền kết hợp
  • Cơ sở vật chất, thuốc men, trang thiết bị của cơ sở y tế điều trị
  • Nhân lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của bác sĩ điều trị
  • Sự nỗ lực, động viên, chăm sóc của người thân, gia đình…

Phân tích kỹ từng yếu tố thì khá phức tạp và dài dòng. Nhưng nhiều vậy để nói lên không thể chắc chắn bao nhiêu phần trăm khả năng bệnh nhân AIDS qua được ngưỡng cửa tử. Chỉ biết rằng, chúng ta nếu có quyết tâm thực sự thì sẽ thành công. Hãy hành động khẩn trương và tốt nhất trong khả năng. Có thể, tỷ lệ bệnh nhân HIV ở giai đoạn AIDS được cứu sống lên tới 50% hoặc hơn.

Nói tóm lại, không phải tất cả bệnh nhân HIV ở giai đoạn AIDS đều không còn cơ hội. Tuy nhiên, đa số những trường hợp này sẽ tử vong nếu đã bị quá nặng.

Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Xem thêm:

Đổi từ Acriptega sang Telagara có sao không?

Thuốc PEP chính hãng là gì, mua ở đâu chuẩn nhất?

Hướng dẫn sử dụng các loại thuốc PEP theo EACS?

Tự đổi thuốc ARV để tránh bị suy thận nặng hơn?

Em có thấy thuốc ARV rẻ đâu?

Minh chứng về hiệu quả thuốc PEP của bác sĩ Thắng?

Ảnh hưởng của Acriptega lên chức năng thận?

Bị HIV có mổ mắt được không?

Mua ARV, PEP ở Nhơn Trạch – Đồng Nai nhanh và chuẩn nhất hiện nay?