AIDS là giai đoạn nặng nhất quá trình nhiễm HIV? Quá trình nhiễm HIV gồm những giai đoạn như thế nào? Làm sao để tránh bị AIDS? Nếu bị AIDS rồi có cứu sống được không? Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời.

Giai đoạn AIDS nặng nề của người bệnh nhiễm HIV.

Nhiễm HIV gồm những giai đoạn nào?

Quá trình vi rút HIV xâm nhập vào cơ thể con người cần có những giai đoạn. Không phải chỉ trong 1 sớm 1 chiều mà người nhiễm HIV trở thành giai đoạn AIDS. Các giai đoạn nhiễm HIV bao gồm:

Giai đoạn sơ nhiễm

Trong giai đoạn sơ nhiễm, lúc này HIV sẽ bám vào tế bào T – helper. Tế bào này có chức năng giúp cho hệ miễn dịch của con người có thể phát hiện và phản ứng đối với những căn bệnh, nhiễm khuẩn và virus. Tuy nhiên HIV sẽ khiến cho T – helper bị hủy hoại, chúng sao chép và nhân bản nhanh chóng.

Ở giai đoạn này trong những tháng đầu chưa thể xét nghiệm ra virus. Đây còn được gọi là giai đoạn cửa sổ, virus sẽ tiếp tục nhân rộng để bắt đầu phá hủy hệ miễn dịch của người nhiễm. Nếu như phát hiện sớm và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì có thể giảm được nguy cơ bệnh trở nặng, và không bị chuyển biến đến AIDS.

Nhiễm HIV không triệu chứng

Giai đoạn này kéo dài có thể từ vài năm hoặc lâu hơn, thậm chí là gần mười năm. Tuy nhiên, không thể kéo dài hơn con số đó nữa.

Trong giai đoạn HIV không triệu chứng, người nhiễm HIV không có biểu hiện gì ra bên ngoài cả. Chính đây là lí do khiến HIV lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng thời gian qua. Người có virus HIV ở giai đoạn không triệu chứng sẽ giống hoàn toàn người khỏe mạnh không có virus này trong cơ thể. Nhưng cần lưu ý rằng, virus HIV vẫn đang âm thầm nhân bản và gặm nhấm số lượng CD4 còn lại trong cơ thể bạn.

Người nhiễm HIV sống được bao lâu nếu không uống ARV chính là phụ thuộc chính ở giai đoạn này.

Giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng

Hậu quả của những ngày tháng âm thầm tiêu diệt tế bào miễn dịch CD4 là đây. Lúc này hệ thống phòng thủ miễn dịch của cơ thể đã bắt đầu suy yếu rõ rệt. Không còn khỏe mạnh bình thường, cơ thể dễ có các biểu hiện: mệt mỏi, sốt kéo dài, ho lao, nổi hạch…

Ở giai đoạn này đã có những điều chúng ta thấy khác với người thường. Đó là nhiễm các loại bệnh thông thường thì lâu khỏi và nặng hơn. Ví dụ: nếu người khỏe mắc thủy đậu chỉ 7-10 ngày, cùng lắm là 2 đến 3 tuần sẽ khỏi hẳn. Những người nhiễm HIV ở giai đoạn này sẽ có kéo dài cả tháng, thậm chí các nốt thủy đậu sẽ rất nặng.

Giai đoạn nhiễm HIV trở thành AIDS

Đây được xem là giai đoạn cuối cùng trước khi rời xa cõi tạm trần thế này. Ở giai đoạn AIDS, hệ miễn dịch của người bệnh đã suy giảm cực kì nghiêm trọng. Số lượng tế bào miễn dịch CD4 chỉ còn 1/3 so với người thường, thậm chí là 1/10 và tiến tới sẽ về zero. Chính vì hệ miễn dịch đã quá suy tàn, người bệnh HIV/AIDS có thể chết bất kì lúc nào, vì bất kì lí do nhiễm trùng cơ hội nào xảy đến.

AIDS là giai đoạn nặng nhất của quá trình nhiễm HIV?

AIDS (acquired immunodeficiency syndrome) là giai đoạn nặng nhất của quá trình nhiễm HIV chứ nó không phải là bệnh khác. Và cũng chính vì thế nên có người nhiễm HIV nhưng cả đời không bị rơi vào giai đoạn AIDS. Bởi lẽ họ uống thuốc ARV tốt, tuân thủ điều trị, có lối sống sinh hoạt khoa học hợp lý thì sẽ khỏe mạnh suốt đời.

Một vấn đề đặt ra nữa là, rất nhiều bệnh nhân khi phát hiện mình nhiễm HIV đã ở giai đoạn AIDS, vậy có thể trở về giai đoạn nhẹ hơn được không? Tất nhiên là có, chỉ cần điều trị tích cực và không chết trước khi kịp điều trị khỏi các bệnh nhiễm trùng cơ hội kèm theo. Cho nên AIDS không phải là một bệnh và nó hoàn toàn có thể tránh được, thoát được ở người đã nhiễm HIV.

Triệu chứng của giai đoạn AIDS là gì?

Ở giai đoạn AIDS, tế bào miễn dịch CD4 bị suy giảm chỉ còn dưới 200 tế bào/mm3, khiến cho cơ thể người bệnh mất sức đề kháng. Họ có thể bị nhiễm trùng bất kì bệnh gì mà người thường không bị. Hoặc những bệnh thông thường ở người khỏe mạnh sẽ nhanh khỏi, ở người AIDS sẽ bị nặng và rất lâu lành.

Giai đoạn AIDS có rất nhiều triệu chứng nặng

Do đó, triệu chứng của giai đoạn AIDS cực kì ”bi đát” và đa dạng:

  • Sụt cân rất nhanh không rõ lý do
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Tiêu chảy kéo dài hàng tháng trời
  • Sốt kéo dài, sốt đi sốt lại từ vài tuần trở lên
  • Mệt mỏi vô cớ, mệt như bao giờ từng mệt đến vậy, cảm giác hết sức sống
  • Sưng hạch cổ, nách, bẹn kéo dài trên 1 tháng, không tự nhỏ đi
  • Nổi nốt sần, các ban dát lạ ở trên cơ thể
  • Loét họng, loét miệng, loét bộ phận sinh dục không rõ lý do
  • Tê bại chân tay, đi lại khó khăn, thậm chí liệt 2 chi dưới
  • Ho khan, ho có đờm, ho ra máu kéo dài
  • Khó thở, viêm phổi, tăng dần theo thời gian, uống thuốc kháng sinh không đỡ
  • Nấm miệng, nuốt đau, thậm chí uống nước cũng bị sặc
  • Da sạm màu, bị mụn mủ không lành mà từ xưa tới nay chưa bao giờ từng bị như vậy.
  • Đau đầu, nôn ói không rõ nguyên nhân
  • Nhìn mờ, thường sẽ là nhìn mờ một bên mắt trước, sau đó không chữa trị kịp thời sẽ mờ nốt bên mắt còn lại
  • Đau bụng không rõ nguyên nhân, đi siêu âm, nội soi dạ dày tiêu hóa không tìm ra nguyên nhân…

Mỗi bệnh nhân sẽ có thể bị một hoặc nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội. Biểu hiện và mức độ đe dọa tới tính mạng cũng khác nhau.

Nhiễm HIV sống được bao lâu?

Có nhiều người vẫn nghĩ mắc HIV là chết ngay. Mà nếu không chết ngay thì chỉ trong thời gian ngắn cũng ”ra đi mãi mãi”.

Mắc HIV là bản án tử hình nay không còn đúng nữa rồi. Thậm chí nhiều người nhiễm HIV khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn AIDS mà vẫn vượt qua được.

Điều quan trọng chính là ở tinh thần tốt, uống thuốc ARV kịp thời và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị HIV. Khi chúng ta có đầy đủ những yếu tố này thì hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh suốt đời với HIV. Chẳng thế mà, tổ chức y tế thế giới chỉ coi đây là bệnh mạn tính. Tức là bệnh có thể kiểm soát và không phải chắc chắn sẽ chết như nhiều người lầm tưởng.

Tất nhiên, ở mỗi giai đoạn bệnh thì điều trị và tiên lượng sống lâu sẽ khác nhau. Khi phát hiện sớm và điều trị đúng, người bệnh HIV không có gì phải lo lắng về tuổi thọ của mình. Nhưng ở giai đoạn AIDS thì nếu không cẩn thận, người bệnh có thể tử vong bất kì lúc nào.

Nói chung, AIDS là giai đoạn nặng nhất của quá trình nhiễm HIV. Song, chúng ta vẫn có thể chữa khỏi giai đoạn này. Tốt hơn hết là đừng để bị AIDS mới biết. Hãy hành động sớm nhất và đúng nhất có thể.

Làm sao để tránh bị AIDS?

Việc đơn giản nhất để tránh bị AIDS chính là tuân thủ điều trị ARV. Chúng ta không có cách nào và cũng chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn HIV. Do đó, HIV với người bệnh là gắn liền với nhau cả đời. Do đó, bắt buộc phải dùng thuốc ARV liên tục và đến trọn đời.

Ngày nay, uống thuốc ARV cũng như tuân thủ điều trị HIV là rất dễ dàng. Chỉ cần mua thuốc ARV uy tín, đảm bảo chất lượng và uống thuốc đều đặn là xong. Cần lưu ý là không còn rào cản nào lớn để chúng ta từ chối cơ hội tiếp cận điều trị HIV tốt nhất nữa rồi.

Nói tóm lại, AIDS là giai đoạn nặng nhất của quá trình nhiễm HIV. Tuy nhiên, nó có thể phòng tránh và chữa trị nếu kịp phát hiện và tuân thủ đúng phác đồ.

Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Xem thêm:

Tại sao nhiều người sợ mua thuốc PEP online?

Thuốc PEP mua ở đâu Hà Nội uy tín nhất?

Cách phòng tránh nhiễm HIV sau khi quan hệ không an toàn?

Vai trò của tăng cường tuân thủ điều trị ARV?

Hướng dẫn sử dụng các loại thuốc PEP theo EACS?

Uống PEP lúc mấy giờ là tốt nhất?

Bác sĩ chữa HIV uy tín cũng cần khách hàng tử tế?

Minh chứng về hiệu quả thuốc PEP của bác sĩ Thắng?

Số lượng tế bào CD8 tăng cao có ý nghĩa gì?