Nhiều người hay thắc mắc và lo sợ liệu sống chung với người HIV có bị lây không? Ăn cùng bát, ở cùng phòng hoặc thậm chí chỉ là đứng gần người HIV/AIDS là sợ mình bị nhiễm. HIV liệu có dễ lây đến vậy? Nếu sống chung với người HIV mà bị lây thì những bệnh nhân này sẽ phải ở đâu?

Sống chung với người HIV không khiến bạn bị nhiễm bệnh.

HIV lây qua những con đường nào?

Trước khi trả lời chính xác vấn đề sống chung với người HIV có bị lây không, chúng ta cần hiểu HIV lây từ người này sang người khác như thế nào. HIV là loại virus sống kí sinh trong cơ thể con người. Nó không tồn tại tự do trong không khí, ở trên bề mặt các dụng cụ có dính máu chứa HIV thì chúng chỉ sống được vài giờ. HIV rất dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng thông thường. Nó lây từ người này sang người khác theo 3 con đường:

  1. HIV lây từ mẹ sang con. Mẹ nhiễm HIV nếu không điều trị ARV tốt sẽ lây cho em bé trong quá trình mang thai và khi sinh nở.
  2. HIV lây qua con đường máu. Đây là đường lây HIV chủ yếu ở những năm đầu thập niên 90 và những năm 2000. Đó là hình thức lây khi dùng chung kim tiêm. Rộng ra hơn nữa thì có thể lây HIV khi đi xăm hình, cắt tóc dùng chung dao cạo có chảy máu, làm đẹp thẩm mỹ có dùng chung dụng cụ dính máu, lăn kim ma cà rồng, thậm chí truyền máu cấp cứu…
  3. HIV lây qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Đây mới là con đường làm lây lan HIV nhiều nhất trong những năm trở lại đây. Bao gồm quan hệ với gái mại dâm, quan hệ đồng tính nam MSM, oral sex là quan hệ bằng miệng, vét máng, bạo dâm BDSM…

Sống chung với người nhiễm HIV/AIDS liệu có bị lây?

Có thể có. Để trả lời chính xác câu hỏi này phải có tình huống cụ thể. Nếu sống chung với người nhiễm HIV mà là quan hệ tình nhân, vợ chồng có quan hệ tình dục nhưng không dùng bao cao su. Điều này có thể dẫn đến lây lan HIV cho đối phương. Dùng chung đồ cạo râu, dao, kéo, kim tiêm…có dính máu cũng có thể lây HIV. Tuy nhiên nếu người nhiễm HIV mà uống thuốc ARV tốt, tuân thủ điều trị mà đạt được tải lượng virus HIV-RNA âm tính thì những hành động trên cũng không làm bạn bị nhiễm HIV. Điều này có được theo thông điệp Không phát hiện = Không lây nhiễm (K=K).

Còn nếu bạn sống chung, thậm chí là ngủ chung giường và ôm hôn đơn thuần, không quan hệ tình dục, không bị xước xát chảy máu, không vướng vào những trường hợp thuộc 3 đường lây HIV thì chắc chắn bạn không bị nhiễm HIV. Xin nhắc lại kể cả ăn chung bát, uống chung cốc nước hoàn toàn không thể khiến bạn bị lây HIV như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Do đó, sống chung với người HIV có thể khiến bạn bị lây HIV hay không còn tùy thuộc vào tình huống cụ thể.

Làm gì để sống chung an toàn với người nhiễm HIV?

Bạn sẽ an toàn nhất khi người nhiễm HIV đó không còn là nguồn lây HIV. Tức là họ phải được âm tính về mặt tải lượng virus HIV. Muốn có điều này thì người nhiễm HIV phải biết mình bị bệnh và uống thuốc ARV liên tục, tuân thủ điều trị chặt chẽ. Khi người HIV/AIDS có xét nghiệm tải lượng virus HIV dưới ngưỡng phát hiện thì không có cách nào mà bạn bị lây nhiễm HIV từ họ. Chẳng thế mà có nhiều cặp vợ chồng chỉ có một người mắc bệnh, còn người kia hoàn toàn khỏe mạnh. Thậm chí họ còn sinh con đẻ cái hoàn toàn bình thường.

Tóm lại sống chung với người HIV có bị lây hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng chúng ta đều có cách để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Chắc chắn vẫn có thể sống vui vẻ và hạnh phúc bên những người không may mắc căn bệnh này.

Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Xem thêm:

Đổi từ Acriptega sang Telagara có sao không?

Bệnh viện nào chịu phẫu thuật cho người HIV?

Hướng dẫn sử dụng các loại thuốc PEP theo EACS?

Tự đổi thuốc ARV để tránh bị suy thận nặng hơn?

Thuốc phòng HIV sau khi quan hệ là gì? Giá tiền và nơi mua tốt nhất?

Nhiễm HIV do đi mát xa Lingam?

Acriptega có tem chính hãng giá bao nhiêu, mua ở đâu tốt nhất?

Điều trị phơi nhiễm HIV có thể khỏi không?