Gần đây bác sĩ Thắng được nghe một câu chuyện thực tế rất đau lòng. Một em bé mới hơn 2 tuổi đầu đã phải điều trị HIV. Lý do là bởi em bé đã uống sữa chứa virus HIV được xin tặng ở trên mạng. Sau đây sẽ là cảnh báo về việc nhiễm HIV ở trẻ nhỏ do uống sữa mẹ không rõ nguồn gốc.

HIV lây qua những đường nào?

Đa phần mọi người không nói cũng biết HIV lây theo những con đường chủ yếu sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn với người bị HIV.
  • Dùng chung kim tiêm, dính máu, dịch tiết của người nhiễm HIV.
  • Mẹ bị HIV lây truyền sang con trong quá trình mang thai, sinh nở và cho con bú.

Trong đó, phổ biến nhất vẫn là lây truyền HIV qua đường tình dục. Nó đóng góp trên 90% số ca mới mắc HIV hiện nay. Điều này đảo ngược hoàn toàn so với đường lây do dùng chung kim tiêm, vào thời kỳ đầu của HIV mới xâm nhập Việt Nam. Số ca trẻ sơ sinh bị lây HIV từ mẹ ngày càng ít đi, do công tác tầm soát, điều trị dự phòng lây truyền mẹ-con tốt lên.

Cảnh báo nhiễm HIV ở trẻ nhỏ do uống sữa mẹ không rõ nguồn gốc:

Nhiễm HIV ở trẻ nhỏ do uống sữa mẹ không rõ nguồn gốc.

Mới đây đầu xuân 2024, bác sĩ Thắng được một người mẹ có con nhỏ bị nhiễm HIV gọi điện chia sẻ câu chuyện rất bi thương. Cách nay khoảng 1 năm, khi bé mới khoảng hơn 1 tuổi, thường xuyên bị ốm ho. Bố mẹ bé có đưa đi khắp các bệnh viện ở Hà Nội chữa trị, cứ đỡ vài ngày lại nặng lên. Đến các bác sĩ lúc đầu cũng chỉ nghĩ là viêm phổi thông thường ở trẻ nhỏ. Nhưng đến một ngày, bé bị suy hô hấp nặng, phải nhập điều trị hồi sức tích cực (ICU). Các phương pháp thăm khám, xét nghiệm được làm kĩ càng và đầy đủ nhất, cho ra kết quả em bé bị nhiễm HIV.

Điều trớ trêu là cả bố và mẹ của bé đều hoàn toàn không mắc HIV. Hỏi ra mới biết mẹ bé thường xuyên xin sữa trên mạng về cho bé uống. Bởi khi mới sinh, bà mẹ bị mất sữa. Trong khi mọi người cứ nói phải uống sữa mẹ mới tốt. Chưa có kinh nghiệm, đây lại là con đầu lòng, người mẹ tìm mọi nguồn sữa tặng ở tên facebook rồi mang về cho bé uống. Kết cục thật là thảm khốc, khi tốt đâu chưa thấy, chỉ thấy một tương lai đầy chông gai cho đứa trẻ vô tình bị nhiễm HIV.

Biện pháp phòng ngừa lây truyền HIV hữu hiệu?

Qua câu chuyện hi hữu ở trên để thấy, phòng ngừa HIV không bao giờ là thừa. Và cũng càng không được chủ quan, nghĩ rằng phần trăm bị nhiễm HIV là thấp. Nên nhớ, chỉ riêng tại Việt Nam đã có tới gần nửa triệu người đang còn sống và mang trong mình virus HIV suốt đời. Tỷ lệ gần 5% dân số nhiễm căn bệnh thế kỷ này mới thấy không hề đơn giản. Tức là, cứ 100 người gặp ngoài đường thì có thể 5 người trong số đó bị HIV/AIDS.

HIV dễ lây, nhưng cũng dễ ngăn ngừa.

Mặc dù chưa có vắc xin ngừa HIV, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh bị lây nhiễm bệnh này. Rất đơn giản, hãy thực hiện các biện pháp sau:

  • Thực hiện lối sống chung thủy 1 vợ 1 chồng.
  • Luôn đeo bao cao su khi quan hệ tình dục với đối tượng mà mình không chắc có bị HIV hay không.
  • Các bạn trẻ trước khi lập gia đình nên đi tầm soát HIV.
  • Không dùng chung bơm kim tiêm, các dụng cụ làm đẹp, phẫu thuật…với người khác mà chưa được tiệt trùng đúng quy trình.
  • Không để máu, dịch tiết của người lạ bắn vào mắt, da, niêm mạc bị trầy xước, tổn thương.
  • Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con với bà bầu đã phát hiện bị nhiễm HIV.
  • Không cho trẻ nhỏ uống sữa của người lạ, không rõ tình trạng sức khỏe của người mẹ.
  • Khi có nguy cơ lây HIV xảy ra, phải uống PEP 72h càng sớm càng tốt.

Qua câu chuyện đáng suy ngẫm trên, để nhắc nhớ mỗi chúng ta cần cảnh giác trước nguy cơ lây nhiễm HIV. Đặc biệt là trước những tình huống hi hữu, ít gặp trong cuộc sống khiến chúng ta chủ quan.

Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Xem thêm:

Khi nào cần uống thuốc PEP 72h?

Tổng đài tư vấn HIV 24/7 uy tín?

Buy PEP in Ho Chi Minh city?

Uống thuốc PEP có nóng không vậy bác sĩ?

Where to buy PEP in Hanoi capital?

Hậu quả mua thuốc PEP không qua tư vấn bác sĩ là gì?

Tại sao không nên dùng bia rượu khi uống thuốc ARV?

Giá thuốc ARV năm Giáp Thìn 2024?

Uống thuốc PEP hại gan thận như thế nào? Cách xử lý?