N.V.L hỏi: thưa bác Thắng, nguy cơ lây HIV do tăm xỉa răng có cao không ạ? Em ngồi nhớ có lúc đi ăn dùng tăm xỉa răng, sau đó có chảy ít máu ở lợi. Vậy em có nguy cơ lây nhiễm HIV không ạ? Cảm bác sĩ Thắng nhiều.

Nguy cơ lây HIV do tăm xỉa răng có cao không?

Nhiễm HIV khác phơi nhiễm HIV như thế nào?

Nhiễm HIV là tình trạng một người nào đó chắc chắn đã bị vi rút HIV tấn công vào cơ thể và không thể loại bỏ. Điều này có nghĩa khi nói ai đó bị nhiễm HIV thì người này sẽ bị cả đời. Không thể khỏi HIV hoàn toàn tính đến thời điểm y học hiện tại. Do đó, chẩn đoán HIV rất quan trọng, phải dùng tới xét nghiệm chiến lược 3 của Bộ y tế mới dám nói ai đó bị nhiễm HIV hay là không.

Phơi nhiễm HIV lại là tình trạng một người nào đó có nguy cơ có thể bị lây HIV từ người khác. Có nghĩa khi nói đến phơi nhiễm HIV thì chỉ là ”có thể”. Việc phơi nhiễm HIV có trở thành nhiễm HIV suốt đời hay không còn tùy thuộc nhiều yếu tố. Chẳng hạn như nguy cơ lây HIV cao hay thấp, có uống thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV hay không.

HIV lây theo những con đường nào?

HIV là một loại virus rất đáng sợ, không chỉ vì có thể gây chết người mà còn bởi sự kì thị của xã hội dành cho nó. Kể từ khi được phát hiện lần đầu cách đây nhiều thập kỉ, HIV vẫn chưa thể được đẩy lùi hoàn toàn. Khi nhiễm HIV sẽ khiến cơ thể người bệnh suy giảm miễn dịch và tử vong do các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Đa phần các ca nhiễm HIV có thể điều trị tại nhà, song những trường hợp nặng phải nhập viện với tiên lượng rất xấu. Hơn nữa, ở giai đoạn AIDS, người nhiễm HIV ”sống còn khổ hơn cả chết”.

Các đường lây HIV phổ biến là:

HIV lây theo đường máu:

Ở người nhiễm bệnh, virus HIV tồn tại nhiều trong máu, kể cả máu toàn phần hay các chế phẩm từ máu như huyết tương, tiểu cầu, các yếu tố đông máu, hồng cầu,… Ngoài truyền máu, người bệnh có thể lây HIV cho người lành bằng đường máu thông qua các dụng cụ xuyên chích qua da như:

  • Dùng chung các loại kim châm cứu, kim xăm trổ, xăm mày, lưỡi dao cạo râu, các dụng cụ xăm lông mi,…
  • Sử dụng chung bơm kim tiêm, đặc biệt là những người tiêm chích ma túy.
  • Dụng chung các vật dụng phẫu thuật, dụng cụ khám chữa bệnh,… chưa được tiệt trùng đúng cách.
  • Dùng chung bàn chải đánh răng có dính máu của người bệnh.
  • Lây truyền trực tiếp qua máu khi người lành tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh thông qua vết thương hở trên da hoặc niêm mạc bị trầy xát.
  • Lây truyền qua đường truyền máu, cấy ghép mô tạng,… từ người nhiễm HIV sang người lành.

HIV lây theo đường quan hệ tình dục không an toàn:

Đây là con đường lây nhiễm HIV phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là quan hệ ở nhóm đồng tính nam (MSM). Virus HIV có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành qua tất cả các hình thức quan hệ như: dương vật – hậu môn, dương vật – miệng, dương vật – âm vật,…

Nguy cơ lây nhiễm HIV qua mỗi hình thức quan hệ tình dục là khác nhau, trong đó nguy cơ lây nhiễm cao nhất là quan hệ qua đường hậu môn, thấp nhất là qua đường miệng. Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan với bất kì hình thức quan hệ tình dục không an toàn nào, dù tỉ lệ thấp thì vẫn có thể lây HIV.

HIV lây truyền từ mẹ sang con:

Lây nhiễm HIV khi mang thai

Để nuôi dưỡng thai nhi, máu mẹ sẽ được truyền trực tiếp cho thai thông qua rau thai. Trong máu này cũng chứa virus HIV nên cũng khiến thai nhi nhiễm bệnh từ sớm.

Lây nhiễm HIV khi sinh

Virus HIV có trong máu, dịch tử cung, dịch âm đạo và cả nước ối của mẹ. Trong quá trình sinh nở virus từ các loại dịch này có thể xâm nhập vào trẻ thông qua hậu môn, mũi, mắt hoặc xây xát khác trên cơ thể trẻ sơ sinh.

Lây nhiễm HIV khi cho con bú

Khi mẹ cho trẻ bú, HIV có thể có mặt trong sữa hoặc qua tổn thương ở núm vú của mẹ xâm nhập vào cơ thể trẻ, đặc biệt khi trẻ đang có tổn thương miệng.

Nguy cơ lây HIV do tăm xỉa răng có cao không?

Thực tế, nguy cơ lây HIV do tăm xỉa răng là hoàn toàn không có. Cho dù sau khi xỉa răng, bạn thấy trong khoang miệng có chảy máu một chút. Điều này là do tăm làm xước niêm mạc lợi hoặc do bạn bị viêm lợi trước đó mà thôi. Chúng ta đều dùng tăm sạch sẽ để xỉa răng. Không ai dùng chung tăm xỉa răng bao giờ cả. Do đó bạn hoàn toàn yên tâm không lây HIV từ tăm xỉa răng.

Không phải lo nguy cơ lây HIV do dùng tăm xỉa răng, kể cả có chảy máu răng.

Một số bạn vẫn quá lo lắng nguy cơ lây HIV do tăm xỉa răng nên vẫn dùng thuốc PEP. Điều này là chấp nhận được vì điều trị PEP không đơn thuần chỉ theo chuyên môn. Việc điều trị PEP theo tâm lý giúp cho người có nguy cơ lây HIV an tâm và sống khỏe mạnh. Hơn nữa tác hại của điều trị PEP không có gì quá nghiêm trọng so với lợi ích lớn mà nó mang lại.

Xem thêm:

Avonza giá hiện nay bao nhiêu, mua ở đâu uy tín tốt nhất?

Mua thuốc Eltvir 300/300/600mg tốt nhất?

Mua Acriptega Mylan 50mg/300mg/300mg giá rẻ ở đâu tốt nhất?

Tiêu chảy kéo dài ở người HIV/AIDS?

Mua thuốc ARV Trustiva tốt nhất?

Thuốc Avonza có tác dụng gì, tác dụng phụ của thuốc Avonza?

Diễn đàn tư vấn HIV là gì, có nên tham gia không?

Điểm bán thuốc ARV uy tín ở đâu?

ARV ngăn ngừa lây lan HIV như thế nào?

Điều trị nhiễm Cytomegalovirus ở người HIV/AIDS như thế nào?

Máu bắn lên da lành có lây HIV không?

Mua bán thuốc Avonza tốt nhất Yên Bái?

Uống PEP vẫn dương tính với HIV phải làm sao?

Nguy cơ lây HIV hôn âm vật rồi lại hôn dương vật?

AIDS là giai đoạn nặng nhất của quá trình nhiễm HIV?

Tại sao kháng thuốc ARV? Nguyên nhân và cơ chế kháng thuốc ARV là gì?

Giá thuốc ARV bao nhiêu, mua ở đâu thì rẻ?

Không rách bao cao su vẫn dùng thuốc PEP như thường?

Check mã vạch thuốc ARV có ý nghĩa gì không?

Nguy cơ lây HIV do dùng chung khăn tắm cao không?

Mua bán thuốc Acriptega chuẩn bác sĩ ở Yên Bái?

Các con đường lây HIV như thế nào?

Tế bào CD4 là gì, ngưỡng CD4 an toàn là bao nhiêu?