Tác dụng phụ của thuốc PEP khá nhiều và khác nhau tùy theo cơ địa từng người dùng. Rất may, đa phần trong số đó là nhẹ và tự hết. Ngoài ra, những phản ứng ngoại ý của thuốc PEP thường không kéo dài quá thời gian điều trị phơi nhiễm 28 ngày.

Thuốc PEP là gì?

Thuốc PEP là thuốc ARV được dùng với mục đích điều trị dự phòng khỏi bị lây nhiễm HIV từ người khác. Không giống như PREP, thuốc PEP chỉ được sử dụng sau khi có nguy cơ lây HIV. PEP là viết tắt của tiếng Anh Post-Exposure-Prophylaxis.

Chỉ định điều trị PEP cho những ai?

Những trường hợp sau nên được dùng thuốc PEP khẩn cấp, càng sớm càng tốt:

  • Quan hệ tình dục không an toàn, không dùng bao cao su với đối tượng không rõ về tình trạng nhiễm HIV. Bạn tình có thể là nam hoặc nữ. Quan hệ tình dục không an toàn ở đây bao gồm cả quan hệ đường âm đạo, dương vật – hậu môn, dương vật – miệng (oral sex), miệng – âm hộ (vét máng)…
  • Dùng chung kim tiêm tiêm chích, đâm kim làm đẹp, lăn kim ma cà rồng, các thủ thuật dùng chung dụng cụ có dính máu mà chưa được sát trùng đầy đủ.
  • Máu, dịch tiết của bệnh nhân HIV/AIDS bắn vào vết thương hở hoặc niêm mạc của người lành…

Thành phần của thuốc PEP?

Thuốc PEP gồm có ít nhất 3 hoạt chất ARV trở lên. Thuốc PEP không nhất thiết phải là thuốc ARV 3 trong 1, nó có thể là loại phối hợp nhiều viên thuốc như trong phác đồ điều trị ARV bậc 2 chẳng hạn.

Một số thành phần công thức của thuốc PEP phổ biến đang dùng là:

Cụ thể các hoạt chất đó có thể là: Tenofovir 25mg hoặc 300mg, Efavirenz 600mg, Lamivudin 300mg, Lopinavir 200mg, Ritonavir 50mg, Dolutegravir 50mg, Emtricitabine 200mg…

Nguyên tắc điều trị PEP?

Khi điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV, cần phải tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc sau:

  1. Đúng loại thuốc ARV được sử dụng trong điều trị PEP.
  2. Tuân thủ uống đúng giờ cố định.
  3. Kiêng bia rượu và các thuốc tương tác xấu với thuốc PEP.
  4. Uống kịp thời PEP trong 72 giờ sau khi có nguy cơ lây nhiễm HIV.
  5. Uống thuốc PEP trong 28 ngày.

Tại sao thuốc PEP lại có thể ngăn ngừa lây nhiễm HIV?

Tại sao PEP lại ngăn ngừa lây nhiễm HIV là vì trong thành phần của thuốc PEP có chứa các hoạt chất thuốc ARV. Những thuốc này có khả năng tiêu diệt, ức chế sự sinh sôi của virus HIV. Trong thời gian 72 giờ, virus HIV chưa kịp chui sâu vào tế bào ẩn nấp, thuốc PEP sẽ tìm và quét sạch hết. Do đó, virus HIV sẽ không thể tồn tại và làm cho người uống thuốc PEP bị nhiễm HIV nữa.

Công dụng và hiệu quả của thuốc PEP?

Công dụng của thuốc PEP chỉ là dự phòng sau khi bị phơi nhiễm HIV trong vòng 72 giờ. Do đó, nếu quá muộn sau 72 giờ mà chính xác hơn là 120 giờ thì PEP không còn công dụng gì nữa, lúc đó các bác sĩ cũng không chỉ định điều trị PEP cho bạn. Nếu bạn muốn chủ động dự phòng lây nhiễm HIV trước khi quan hệ tình dục không an toàn thì hãy dùng PREP. Đối với cộng đồng quan hệ đồng tình nam còn có giải pháp mới là PREP tình huống hay công thức 2-1-1.

Liều lượng và cách uống thuốc PEP tốt nhất?

Liều dùng thuốc PEP tùy theo phác đồ:

  • Phác đồ bậc 1: ngày uống 1 lần, một viên.
  • Phác đồ bậc 2: ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 2 đến 3 viên.

Thời gian uống thuốc PEP: 28 ngày cho mọi phác đồ PEP.

Uống thuốc PEP có thể vào lúc no hoặc đói, nhưng tuyệt đối phải đúng giờ cố định.

Sự khác nhau khi uống thuốc PEP lúc đói và khi no là gì?

Về mặt dược động học, có một số khuyến cáo nói rằng Efavirenz nên được uống lúc đói để giảm nguy cơ phơi nhiễm Efavienz gây hại gan. Nhưng đối với Tenofovir lại bảo rằng uống khi no để tăng hiệu quả hấp thu và dược động học của thuốc tốt hơn. Trong khi viên thuốc ARV 3 trong 1 lại có cả 2 loại hoạt chất này kết hợp với nhau. Thế làm sao? Xin nhắc lại đây chỉ là khuyến cáo về mặt lí thuyết, hãy nghe hướng dẫn của bác sĩ giàu kinh nghiệm lâm sàng. Giờ cố định uống thuốc PEP vẫn là quan trọng nhất. Thuốc PEP hoàn toàn có thể sử dụng lúc no hoặc đói đều được.

Tỉ lệ điều trị PEP thành công ở Việt Nam là bao nhiêu?

Về lý thuyết, không ai dám khẳng định điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV PEP hay PREP đạt được 100%. Tuy nhiên, về mặt thực tế, hầu như cả nghìn trường hợp điều trị PEP với bác sĩ Thắng thì chưa có ca nào bị nhiễm HIV. Có nghĩa là hiệu quả điều trị PEP tại phòng khám bác sĩ Thắng gần như tuyệt đối 100%.

Các loại thuốc PEP hiện nay tốt không, nên chọn loại nào?

Để đạt được hiệu quả điều trị PEP là tối ưu, coi như là gần chạm ngưỡng 100% đi, chúng ta cần phải có chiến lược điều trị PEP đúng đắn. Trước hết bác sĩ sẽ phân tích nguy cơ lây nhiễm HIV cao hay thấp. Sau đó, phân tích thời gian, đặc điểm sinh hoạt để đưa ra giờ uống thuốc PEP tốt nhất. Cuối cùng là ”cú dứt điểm thành bàn” chính là lựa chọn ra phác đồ điều trị PEP tốt nhất, phù hợp nhất với tình huống mà bạn vừa trải qua.

Có nhiều loại thuốc PEP như đã đề cập các phác đồ kể trên. Để dễ hình dung, xin đưa ra tên cụ thể thuốc ARV điều trị PEP như sau:

  • Thuốc Telagara, Spegra
  • Thuốc Acriptega 50/300/300
  • Thuốc Avonza 300/300/400
  • Thuốc Telura 300/300/600
  • Thuốc Eltvir 300/300/600
  • Thuốc TLE M152 300/300/600
  • Thuốc Trustiva 300/200/600
  • Thuốc ARV EET Macleods 300/200/600
  • Thuốc Ricovir-em cộng với Aluvia
  • Thuốc Tavin-em cộng với Lopimune
  • Thuốc Tenof em cộng với Kaletra…

Vậy loại thuốc PEP nào tốt nhất?

Điều đó tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể. Thuốc PEP tốt nhất còn liên quan đến khái niệm tốt nhất của mỗi người. Có người coi thuốc PEP tốt nhất là thuốc diệt virus mạnh nhất, hiệu quả bảo vệ khỏi bị nhiễm HIV cao nhất. Nhưng lại có người cho rằng, hiệu quả diệt virus cơ bản như nhau rồi, thuốc PEP tốt nhất phải là thuốc dễ uống nhất. Người khác lại muốn thuốc PEP tốt nhất phải là rẻ nhất, bảo mật nhất. Số khác lại quan tâm, thuốc PEP tốt nhất là thuốc ít tác dụng phụ nhất. Hơn nữa tốt nhất với người lớn khác trẻ em, tốt nhất với người khỏe mạnh hoàn toàn khác với người có bệnh lý nền mạn tính như: huyết áp, tiểu đường…

Tốt hơn hết, bạn hãy trao đổi với bác sĩ Thắng về tình huống cụ thể của bạn. Lựa chọn thuốc PEP theo nguy cơ nhiễm HIV cao hay thấp, chi phí cho đợt điều trị và tác dụng phụ mà thuốc PEP có thể gây ra. Ưu tiên nhất vẫn là phác đồ PEP mạnh nhất, vì chỉ phải uống trong 28 ngày, lợi ích mang lại thì cả đời. Theo khuyến cáo của châu Âu và Bắc Mỹ, thuốc PEP tối ưu hiện nay thuộc phác đồ TAF-FTC-DTG.

Tác dụng phụ của PEP?

Mệt mỏi, đau đầu, nôn ói là những phản ứng phụ thường gặp nhất khi dùng thuốc PEP.

Khi uống thuốc PEP, tác dụng phụ xuất hiện trên mỗi cơ thể khác nhau cũng rất khác nhau.

  • Có người nôn ói nhiều
  • Có khi lại là đau đầu, mệt mỏi
  • Tiêu chảy
  • Khó ngủ
  • Gặp ác mộng
  • Đau mỏi cơ khớp
  • Tiểu vàng
  • Phù nhẹ
  • Nhìn mờ
  • Tê bì chân tay
  • Tổn thương thần kinh ngoại biên
  • Dị cảm
  • Nuốt đắng
  • Đầy bụng
  • Chậm tiêu
  • Chướng hơi.

Trong đó các tác dụng phụ mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ là hay gặp hơn cả. Tác dụng phụ thường gặp tiếp theo là nôn ói, đầy bụng. Những phản ứng không mong muốn khác ít khi xảy ra. Tuy nhiên, nếu có dị ứng thuốc hội chứng Stevens-Johnson thì đặc biệt nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.

Thuốc PEP giá bao nhiêu?

Tùy theo loại phác đồ dùng làm thuốc điều trị PEP, sẽ có giá chênh lệch nhau từ vài trăm nghìn đồng đến cả vài triệu. Những trường hợp nguy cơ thấp có thể chọn thuốc PEP rẻ thôi. Nhưng trường hợp nguy cơ cao thì khuyên bạn đừng nên tiếc tiền để chọn phác đồ mạnh nhất.

Thuốc PEP mua ở đâu TPHCM, Hà Nội tốt nhất?

Mọi trường hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV, cần điều trị dự phòng PEP ở TPHCM, Hà Nội hãy khẩn trương liên hệ bác sĩ Thắng 0988.778.115 để được điều trị PEP tốt nhất, hiệu quả nhất. Cam kết điều trị mang lại hiệu quả tối ưu với những loại thuốc tốt nhất, giá rẻ nhất.

Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Xem thêm:

Bệnh nhân HIV bị suy thận phải làm sao?

Tổng đài tư vấn HIV 24/7 uy tín?

Uống thuốc ARV lúc nào thì tốt nhất?

Uống thuốc PEP có nóng không vậy bác sĩ?

Mua thuốc chống phơi nhiễm HIV ở đâu chuẩn nhất?

Mua thuốc PEP ở Lào Cai nhanh và chuẩn nhất?

Tại sao không nên dùng bia rượu khi uống thuốc ARV?

Người nhiễm HIV có được phẫu thuật không vậy bác sĩ?