Uống thuốc PEP để phòng ngừa lây nhiễm HIV thì ai cũng biết. Tuy nhiên, tác dụng phụ của PEP là gì, tác dụng phụ PEP kéo dài bao lâu mới hết thì mấy ai nắm rõ. Thời gian kéo dài tác dụng phụ của PEP không lâu đến mức nhiều người vẫn thường lầm tưởng. Hãy cùng bác sĩ Thắng giải đáp rõ hơn về vấn đề này.

Thuốc PEP là gì? Tại sao phải uống thuốc PEP?

Thuốc PEP là gì, tại sao phải uống thuốc PEP?

Trước hết cần hiểu thuốc PEP là thuốc ARV dùng sớm trong vòng 72 giờ nhằm ngăn ngừa lây nhiễm HIV từ người này sang người khác. Thuốc PEP hay đầy đủ phải là thuốc điều trị PEP, viết tắt của Post Exposure Prophylaxis. Tức là sau khi có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV mới cần đến thuốc PEP.

Không phải tất cả những trường hợp tiếp xúc với người nhiễm HIV, máu hay dịch tiết của người HIV đều cần phải dùng thuốc PEP. Ngoài ra thuốc PEP cũng không dùng để dự phòng sẵn, trước khi có hành vi nguy cơ lây HIV.

Người có nguy cơ phơi nhiễm HIV phải uống thuốc PEP để khỏi bị lây HIV từ người khác. Trong cuộc sống hiện tại có rất nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV phải dùng đến thuốc PEP ví dụ như quan hệ tình dục không an toàn, dẫm đạp kim, dính máu không rõ nguồn gốc…Do đó, nhiều người phải uống thuốc PEP để khỏi bị lây HIV. Nhưng họ lại lo lắng không biết tác dụng phụ PEP kéo dài bao lâu và có nghiêm trọng không, chúng ta cũng tìm hiểu tiếp sẽ biết ngay thôi.

Tác dụng phụ PEP kéo dài bao lâu mới hết hẳn?

Tác dụng phụ của PEP kéo dài bao lâu?

Tác dụng phụ của PEP đa phần chỉ kéo dài rất ngắn, từ một ngày đến một vài tuần. Nhiều trường hợp tác dụng phụ của PEP thường kết thúc trước khi cả hết thời gian điều trị PEP 28 ngày.

Rất ít trường hợp tác dụng phụ PEP kéo dài trên 28 ngày. Thậm chí, nhiều người còn không cảm nhận được tác dụng phụ của thuốc PEP. Tuy nhiên, một số thuốc PEP cũng có thể gây hại gan, hại thận về lâu dài. Nhất là các dòng thuốc có chứa Tenofovir Disoproxil Fumarate 300mg (TDF). Các biệt dược chứa nó là Acriptega và Avonza.

Nhưng tựu chung lại, thời gian tồn tại của các tác dụng phụ thuốc PEP kéo dài khoảng 1 tháng.

Làm gì để hạn chế tác dụng phụ của PEP?

Thuốc PEP có nhiều tác dụng phụ khác nhau, mức độ nặng nhẹ lại còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Do đó, tùy tình huống cụ thể mà chúng ta sẽ có cách để hạn chế tác dụng phụ của PEP.

Trường hợp, tác dụng phụ của PEP quá nhẹ không cần xử trí gì. Với mức độ tác dụng phụ trung bình, chúng ta có thể dùng thêm thuốc điều trị triệu chứng. Chẳng hạn là thuốc chống nôn, thuốc ngủ thảo dược, thuốc cầm tiêu chảy…

Một số trường hợp có thể chọn giờ uống thuốc PEP sát giờ đi ngủ buổi tối. Hay như cơ địa khác nhau có thể uống thuốc PEP lúcno hay đói khác nhau. Có người uống PEP lúc no, nhưng có người phải uống PEP lúc đói mới giúp giảm tác dụng phụ.

Tác dụng phụ PEP nguy hiểm nhất và cách xử trí là gì?

Tác dụng phụ PEP nguy hiểm nhất là dị ứng hội chứng Stevens-Johnson. Đây là tình trạng dị ứng rất nặng, biểu hiện bằng những triệu chứng như nổi ban dày đặc toàn thân. Loét các hố tự nhiên trên cơ thể như: niêm mạc miệng, mắt, mũi…Nặng hơn là suy hô hấp, trụy tim mạch và tử vong.

Với những trường hợp xuất hiện dị ứng thuốc Stevens-Johnson, người dùng phải ngừng uống thuốc PEP ngay lập tức. Tiếp đến là phải nhập viện để theo dõi, không được tự ý xử trí tại nhà. Có thể gọi điện cho các bác sĩ chuyên khoa để tư vấn sớm trước khi kịp đến viện.

Kết luận lại, tác dụng phụ của PEP kéo dài thường chỉ từ vài ngày đến vài tuần. Hầu hết là không quá nghiêm trọng và tự hết.

Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Xem thêm:

Chữa HIV tốt thì sống được bao lâu nữa?

Chữa HIV tốn tiền không?

Chữa HIV có khó không vậy?

Lịch sử phát triển thuốc ARV?

Thuốc ARV dởm râu ông nọ cắm cằm bà kia?

Thuốc chữa HIV tác dụng kéo dài là gì?

Chữa HIV 2024 ở đâu uy tín chất lượng nhất?

Cảnh báo uống ARV lọ xanh gây suy thận?

Thuốc tiêm ngừa HIV Lenacapavir hiệu quả lên tới 100%?