N.V.A hỏi: thưa bác sĩ Thắng, em nghe nói uống PEP nóng lắm phải không ạ? Em muốn uống thêm mát gan giải độc có được không? Nó có ảnh hưởng gì đến hiệu quả điều trị của thuốc PEP hay không? Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời: Uống thuốc PEP có thể gây nóng người ở đây được hiểu không phải do viên thuốc PEP có nhiệt độ cao. Mà là khi sử dụng thuốc PEP có thể gây ra tác dụng phụ mụn nhọt, sốt nhẹ, nổi ban mề đay…Bạn hoàn toàn có thể dùng thêm các loại thực phẩm giúp mát gan, giải độc. Chúng không ảnh hưởng đến kết quả điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV, nếu biết dùng đúng cách.
Uống thuốc mà lại có loại nóng với lạnh nghĩa là sao?
Trong dân gian, chúng ta hay nói uống thuốc tây nói chung, một số loại thuốc đặc trị nói riêng rất nóng. Từ ”nóng” ở đây được hiểu không phải là nhiệt độ viên thuốc nóng. Cũng chẳng phải do đưa thuốc vào miệng gây ra bỏng mồm. Nóng ở đây là hệ quả của viên thuốc, hay còn hiểu chính là tác dụng phụ của thuốc gây ra.
Thông thường khi sử dụng các thuốc Tây y, thuốc chứa nhiều hoạt chất mạnh có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng:
- Nhẹ thì ngứa ngáy, cảm giác nóng trong người, khó chịu.
- Nặng hơn chút là nổi mẩn, phát ban, mụn nhọt mọc khắp người, sốt nhẹ.
- Đáng quan ngại hơn nữa là tình trạng lở loét đường tiêu hóa. Việc này khiến bệnh nhân ăn uống rất khó khăn và đau đớn.
Như vậy có thể hiểu uống thuốc mà làm nóng người là cách gọi của dân gian. Chúng ta quen sử dụng từ ngữ này để miêu tả tình trạng thuốc gây ra một số tác dụng phụ. Mà khuynh hướng thiên về nhiệt độc theo như Đông y.
Uống thuốc PEP nóng lắm phải không ạ?
Thuốc PEP cũng như vô vàn các loại thuốc Tây y có mặt trên thị trường. Trong thành phần thuốc PEP chứa nhiều hoạt chất kháng virus HIV. Ngoài tác dụng phòng ngừa lây nhiễm HIV, thuốc PEP cũng có thể làm xuất hiện những phản ứng ngoại ý. Trong đó có tình trạng nổi mụn, phát ban, sốt nhẹ…mà chúng ta quen gọi là uống thuốc PEP gây nóng.
Nếu so độ ”nóng” của thuốc PEP với thuốc hóa chất chữa ung thư thì chẳng là nghĩa lý gì. Uống thuốc PEP có thể gây nóng người nhưng thường là nhẹ và tự hết.
Cơ chế của việc thuốc PEP gây nóng trong người là do tích tụ chất độc. Nó làm tăng gánh nặng hoạt động lên gan. Chức năng giải độc của gan bị quá tải, dẫn tới phát sinh nhiệt độc và biểu hiện ra bên ngoài cơ thể.
Có thể uống thuốc mát gan, giải độc khi sử dụng PEP?
Mặc dầu, tác dụng phụ nóng người của thuốc PEP thường nhẹ và không cần phải quá bận tâm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có nhu cầu sử dụng thêm các thực phẩm, thuốc bổ gan, giải độc. Điều này hoàn toàn có thể chấp nhận được. Chỉ lưu ý cần uống những loại thuốc này cách thời điểm dùng thuốc PEP khoảng 5 đến 6 tiếng. Hơn nữa, không nên dùng những loại thuốc bổ kèm theo này liều cao. Một vấn đề nữa là khi sử dụng PEP cần phải tránh bia rượu. Loại đồ uống này chẳng những có thể làm nóng thêm, mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra thất bại điều trị PEP.
Nói tóm lại, uống thuốc PEP có thể gây nóng người, nhưng thường nhẹ và sẽ tự hết. Bạn không cần quá lo lắng hay phải xử trí gì thêm. Nếu muốn uống thuốc mát gan, giải độc cũng được. Nhưng tốt nhất phải cách thời điểm dùng PEP khoảng 5 – 6 tiếng đồng hồ.
Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Xem thêm:
Tổng đài tư vấn HIV 24/7 uy tín?
Uống thuốc ARV lúc nào thì tốt nhất?
Lịch sử ngày phòng chống HIV/AIDS 1 tháng 12?
Mua thuốc chống phơi nhiễm HIV ở đâu chuẩn nhất?
Tác dụng phụ của thuốc ARV? Cách khắc phục?
Mua thuốc PEP ở Thanh Miện – Hải Dương nhanh nhất?
Điểm bán thuốc PEP và Prep uy tín nhất hiện nay?
Điều trị HIV uy tín, bảo mật tốt nhất ở Phòng khám bác sĩ Thắng.