Hiện nay bị HIV lại không thông báo về địa phương là do pháp luật Việt Nam có quy định như vậy. Theo luật phòng chống HIV/AIDS số 33/VBHN-VPQH sửa đổi năm 2020, không thông báo tình trạng nhiễm HIV về chính quyền sở tại hoặc quê cũ. Điều này nhằm mục đích bảo mật thông tin cá nhân của người mắc HIV. Từ đó giúp giảm kỳ thị với đối tượng đặc biệt này.
Khi nào một người được coi là bị HIV?
Một người được coi là bị HIV hay chính xác là chẩn đoán dương tính với HIV, khi người đó dương tính với bộ xét nghiệm HIV chiến lược 3. Tức là, xét nghiệm bằng máu tĩnh mạch ở cơ sở y tế được Bộ cấp phép cho chẩn đoán xác định HIV. Xét nghiệm khẳng định HIV chiến lược 3 là loại xét nghiệm dựa trên 3 nguyên lý với 3 sinh phẩm hoặc chuẩn bị kháng nguyên khác nhau. Điều này giúp đảm bảo kết quả xét nghiệm là chính xác nhất.
Tuy nhiên, hiện nay Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo có thể dùng kết quả với test nhanh HIV. Cộng với có nguy cơ trong quá khứ. Như thế này là đủ điều kiện khẳng định một người mắc HIV, để tránh bỏ sót.
Kết quả xét nghiệm HIV được thông báo cho ai biết?
Thông thường, xét nghiệm HIV chỉ được thông báo kết quả cho chính chủ. Tức là người trực tiếp có mẫu máu được lấy làm xét nghiệm. Nhưng thực tế, có những cá nhân, tổ chức khác cũng được quyền biết về kết quả này.
Người được thông báo kết quả dương tính với HIV bao gồm:
- Người được xét nghiệm;
- Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm;
- Cha, mẹ hoặc người giám hộ, người đại diện của người được xét nghiệm là người dưới 18 tuổi. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Người được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm;
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS. Người được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS;
- Người đứng đầu, điều dưỡng viên trưởng của khoa, phòng, đơn vị khác của cơ sở y tế có người nhiễm HIV được điều trị. Nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế.
- Người đứng đầu, người phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV tại cơ sở giáo dục bắt buộc. Trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác;
(Theo luật phòng chống HIV/AIDS do Quốc hội Việt Nam ban hành số 33/VBHN-VPQH sửa đổi năm 2020).
Tại sao bị HIV lại không thông báo về địa phương?
Dựa trên quy định của pháp luật như trên, chúng ta không thấy có mục nào là thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc ở quê cũ. Do đó, bị HIV lại không thông báo về địa phương là đúng với pháp luật hiện hành của Việt Nam.
Việc làm này mang tính nhân văn rất sâu sắc. Nó không chỉ giúp bảo mật thông tin cá nhân của người nhiễm HIV. Quan trọng hơn, từ quy định đó giúp người mắc HIV không bị phân biệt đối xử và kỳ thị. Điều này giúp bệnh nhân HIV vẫn có cuộc sống bình thường, hòa nhập với xã hội.
Bên cạnh đó còn giúp hạn chế lây lan HIV ra cộng đồng xung quanh. Bởi khi người nhiễm HIV không còn mặc cảm, họ mới tự tin tuân thủ điều trị ARV. Uống ARV liên tục và thường xuyên sẽ đạt tải lượng virus HIV âm tính. Nhờ đó mà không lây lan HIV theo thông điệp K = K.
Nói tóm lại, tại sao bị HIV lại không thông báo về địa phương là do pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định. Người nhiễm HIV sẽ được bảo mật thông tin cá nhân một cách tối đa.
Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Xem thêm:
Bị nhiễm HIV có đi nước ngoài được không?
Uống ARV có được uống sữa không thưa bác sĩ?
Diễn biến HIV qua các giai đoạn như thế nào?
Phác đồ TAF/FTC/DTG điều trị HIV tốt nhất hiện nay?
Tìm hiểu về Cabotegravir dạng tiêm dùng để điều trị Prep?
Làm sao để tăng số lượng tế bào CD4?
So sánh các phác đồ điều trị phơi nhiễm HIV?
Nhiễm HIV giai đoạn đầu có chữa được không?
Chữa HIV 2024 ở đâu uy tín chất lượng nhất?