Khi bị HIV vẫn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà, đây là khẳng định của các chuyên gia HIV. Song cần có những điều kiện về cơ sở vật chật, thuốc men và tâm lý. Bên cạnh đó còn tùy thuộc giai đoạn bệnh nặng hay nhẹ. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
HIV có mấy giai đoạn? Giai đoạn nào nặng nhất?
Như chúng ta đã biết, HIV được chia làm 4 giai đoạn cơ bản gồm:
- Sơ nhiễm hay mới nhiễm
- Giai đoạn không triệu chứng
- Giai đoạn có triệu chứng
- Giai đoạn suy giảm miễn dịch nặng, còn gọi là AIDS.
Trong đó, AIDS là giai đoạn cuối cùng, là ngưỡng cửa giữa sự sống và cái chết của người nhiễm HIV. Giai đoạn nặng nhất này đòi hỏi người bệnh phải được chăm sóc rất tích cực. Có sự theo dõi sát sao của nhân viên y tế. Những trường hợp mắc các bệnh lý nhiễm trùng cơ hội nặng cần phải nhập ICU (Intensive Care Unit).
Thông thường, nếu không được điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực, bệnh nhân AIDS sẽ rất nguy hiểm. Thời gian sống sót thêm của họ có khi chỉ kéo dài vài tuần, thậm chí là ngắn hơn. Điều này còn tùy thuộc nhiều yếu tố, song điều chắc chắn nếu bị AIDS mà không chữa là chết.
Bị HIV hoàn toàn có thể điều trị tại nhà?
Điều nhiều bạn lúc đầu nghe tới HIV là sợ hãi, hoang mang tột độ về cái chết khi nào xảy tới với mình. Nhưng đừng lo, đây là bệnh hoàn toàn có thể chữa trị, sống khỏe mạnh lâu dài ngay tại nhà. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), HIV đang được coi như là bệnh mạn tính. Nó không phải là đại dịch bị cách ly và phân biệt đối xử như trước đây. Về chuyên môn, HIV được điều trị tương tự như viêm gan virus B mạn tính.
Tức là, bị HIV hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Người bệnh cần tuân thủ uống thuốc đúng giờ hàng ngày. Thường xuyên kiểm tra số lượng tế bào miễn dịch CD4 và tải lượng HIV-RNA. Duy trì lối sống khoa học, lành mạnh. Tránh thức khuya, dậy sớm, căng thẳng hay ăn uống thiếu chất.
Những điều kiện cần thiết để một bệnh nhân mắc HIV có thể yên tâm điều trị tại nhà bao gồm:
- Biết rõ tình trạng lâm sàng, giai đoạn miễn dịch chưa phải là AIDS.
- Nếu đã ở giai đoạn AIDS, phải được sàng lọc bệnh lý nhiễm trùng cơ hội nặng.
- Có bác sĩ chuyên trị HIV đồng hành, tư vấn, chỉ định thuốc ARV.
- Luôn có đủ thuốc ARV để uống liên tục hàng ngày.
- Điều kiện sinh sống đảm bảo ăn uống, vệ sinh sạch sẽ, đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Cần được gia đình, người thân tạo điều kiện về không gian và thời gian làm việc cũng như nghỉ ngơi.
- Không bị áp lực của người thân xung quanh trong quá trình điều trị tại nhà.
Nói tóm lại, bị HIV vẫn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bình thường. Nó giống như chữa trị cho người mắc viêm gan B mạn tính mà thôi. Mỗi ngày uống 1 viên thuốc ARV đúng giờ. Định kỳ vài tháng tới 1 năm đi kiểm tra xét nghiệm máu là xong.
Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Xem thêm:
Bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến là gì? Ở Việt Nam có nhiều không?
Mua Acriptega ở đâu tốt nhất hiện nay?
Mục tiêu 90 thứ 4 ở Việt Nam là gì?
Mua PEP ở Hà Tĩnh nhanh và chuẩn nhất?
Bác sĩ ơi uống PEP rồi mà vẫn lo test HIV bị dương tính?
So sánh thuốc PEP Acriptega và Telagara thì loại nào tốt hơn?
Giá loại thuốc PEP nào đắt hơn?