Mục tiêu 90 thứ tư trong điều trị HIV ở Việt Nam là giúp người bệnh có HIV được sống khỏe mạnh, hạnh phúc. Đó không đơn thuần chỉ là việc được uống ARV để ức chế virus HIV. Mà quan trọng nữa chính là nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ. Vừa khỏe về thể chất, thoải mái về tinh thần.
Mục tiêu 90 thứ tư là gì?
Như chúng ta đã biết, tổ chức phòng chống HIV/AIDS của Liên hợp quốc (UNAIDS) đã đưa ra mục tiêu 90-90-90 vào năm 2014. Đến năm 2020, mục tiêu này được nâng lên là 95-95-95. Theo đó, 95% người bị HIV biết về tình trạng của mình. 95% số đó được tiếp cận điều trị ARV. 95% số điều trị ARV đó đạt được tải lượng virus HIV-RNA âm tính bền vững.
Mục tiêu 90 thứ tư là cách nói nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người bị HIV. Ngoài những mục tiêu về chuyên môn, điều trị bệnh đơn thuần. Mục tiêu 90 thứ 4 này hướng tới việc giúp người có H được sống khỏe mạnh vui vẻ và hạnh phúc. Họ có thể hoàn toàn hòa nhập với cộng đồng xung quanh. Sống cuộc sống có đầy đủ cơ hội việc làm, vui chơi, giải trí và các điều kiện an sinh xã hội khác.
Nếu như 3 mục tiêu 90 ban đầu thiên chủ yếu về sinh lý bệnh học, điều trị HIV đơn thuần. Mục tiêu 90 thứ tư này mang nhiều ý nghĩa về đạo đức và tâm lý. Hay nói cách khác, nó mang tới động lực xóa nhóa, giảm thiểu tối đa sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV.
Mục tiêu 90 thứ 4 ở Việt Nam đã có những thành tựu gì? Còn khó khăn ra sao?
Việt Nam chúng ta những năm gần đây đã rất tích cực hành động vì mục tiêu 90 thứ 4. Các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân đã có nhiều công sức đóng góp. Tất cả nhằm giúp người bệnh HIV/AIDS có cuộc sống nhẹ nhàng, thoải mái, và có ích cho xã hội. Giúp mọi người xung quanh có cái nhìn thiện cảm hơn về người bị HIV. Xóa nhòa khoảng cách, ngăn chặn và đẩy lùi sự kỳ thị phân biệt đối xử với HIV. Các phương tiện truyền thông cũng góp phần tích cực rất lớn trong công cuộc này. Nhờ đó, bản thân những người bệnh cũng thấy nhẹ nhõm và dễ chịu hơn.
Song, tồn tại và khó khăn cũng không hề ít. Nhìn về lịch sử đất nước, chúng ta có nền văn hóa phong kiến lâu đời. Những vấn đề về đạo đức xã hội như HIV rất khó có thể đảo chiều trong ngày một ngày hai. Ai ai cũng sợ hãi và dè bỉu căn bệnh này. Thậm chí, người ta thà chết còn hơn sống mà bị HIV. Nghe thì rất tiêu cực, song sự thực là vẫn còn một bộ phận bệnh nhân bị ám ảnh là thế.
Nhưng, tựu chung lại, tình hình HIV hiện nay ở Việt Nam đang được kiểm soát tốt. Đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của bệnh nhân đã được cải thiện đáng kể. Rất nhiều bệnh nhân HIV đang sống vui vẻ, có công việc và tinh thần phấn chấn. Đây chính là những thành tựu đáng phát huy mà mục tiêu 90 thứ 4 ở Việt Nam mang lại.
Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Xem thêm:
Gái ngành có bị HIV không vậy bác sĩ?
Thêm trường hợp điều trị PEP thành công tại Phòng khám bác sĩ Thắng
Mua thuốc PEP ở Bắc Ninh nhanh và chuẩn nhất?
Mua thuốc phơi nhiễm HIV ở đâu Hà Nội chính hãng, chuẩn nhất 2024?
Hôn sâu có bị lây HIV không bác sĩ?
Bác sĩ ơi uống PEP rồi mà vẫn lo test HIV bị dương tính?
So sánh thuốc PEP Acriptega và Telagara thì loại nào tốt hơn?