L.K.V hỏi: thưa bác sĩ, dùng chung bàn chải đánh răng có bị lây HIV không ạ? Em là sinh viên, sống trọ tập thể với nhiều bạn khác. Hôm vừa rồi em có lỡ dùng bàn chải của người khác để đánh răng. Em lo bị lây HIV quá bác sĩ ạ.

Dùng chung bàn chải đánh răng không lây HIV

Trả lời: trường hợp của em không cần phải lo đâu. Dùng chung bàn chải đánh răng như vậy không thể lây HIV được nhé.

Nhiễm HIV khác với phơi nhiễm HIV?

Nhiễm HIV là tình trạng một người nào đó chắc chắn đã bị vi rút HIV tấn công vào cơ thể và không thể loại bỏ. Điều này có nghĩa khi nói ai đó bị nhiễm HIV thì người này sẽ bị cả đời. Không thể khỏi HIV hoàn toàn tính đến thời điểm y học hiện tại. Do đó, chẩn đoán HIV rất quan trọng, phải dùng tới xét nghiệm chiến lược 3 của Bộ y tế mới dám nói ai đó bị nhiễm HIV hay là không.

Phơi nhiễm HIV lại là tình trạng một người nào đó có nguy cơ có thể bị lây HIV từ người khác. Có nghĩa khi nói đến phơi nhiễm HIV thì chỉ là ”có thể”. Việc phơi nhiễm HIV có trở thành nhiễm HIV suốt đời hay không còn tùy thuộc nhiều yếu tố. Chẳng hạn như nguy cơ lây HIV cao hay thấp, có uống thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV hay không.

Trong cuộc sống có nhiều tình huống có thể trở thành yếu tố nguy cơ phơi nhiễm HIV. Trường hợp dùng chung bàn chải đánh răng có bị lây HIV không cũng là một trong số đó.

HIV lây theo những con đường nào?

HIV là một loại virus rất đáng sợ, không chỉ vì có thể gây chết người mà còn bởi sự kì thị của xã hội dành cho nó. Kể từ khi được phát hiện lần đầu cách đây nhiều thập kỉ, HIV vẫn chưa thể được đẩy lùi hoàn toàn. Khi nhiễm HIV sẽ khiến cơ thể người bệnh suy giảm miễn dịch và tử vong do các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Đa phần các ca nhiễm HIV có thể điều trị tại nhà, song những trường hợp nặng phải nhập viện với tiên lượng rất xấu. Hơn nữa, ở giai đoạn AIDS, người nhiễm HIV ”sống còn khổ hơn cả chết”. HIV lây theo các con đường chủ yếu sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn.
  • Dính máu, chất dịch tiết của người HIV vào vị trí niêm mạc hoặc da tổn thương.
  • Mẹ truyền sang con.

Trong đó, đáng lo ngại nhất là do quan hệ tình dục. Nó là nguyên nhân chính dẫn tới hàng năm có cả triệu ca nhiễm HIV mới trên toàn cầu.

Dùng chung bàn chải đánh răng có bị lây HIV không?

Thường thì các bạn sẽ rất sợ nếu gặp tình huống như thế này. Dùng chung bàn chải của một ai đó, sau khi dùng xong mới biết là lấy nhầm, không phải của mình. Từ đó hoang mang tột độ, không biết có bị làm sao không.

Câu trả lời cho câu hỏi dùng chung bàn chải đánh răng có bị lây HIV không là không nhé bạn. Kể cả trường hợp xấu là người dùng trước đó bị HIV thì khi họ đánh răng cũng đã súc rửa sạch bàn chải và miệng rồi. Hơn nữa, bàn chải để trên kệ thời gian khá lâu virus HIV khó mà sống ở đó. Thêm một yếu tố nữa là khoang răng miệng của bạn không dễ bị virus HIV lây nhiễm vào đâu. Do vậy, bạn hoàn toàn yên tâm không bị lây HIV nếu lỡ có dùng nhầm bản chải của người khác nhé.

Vậy dùng chung bàn chải đánh răng với người khác có thể lây bệnh gì?

Về lý thuyết, dùng chung bàn chải đánh răng với người khác có thể lây truyền virus HIV, viêm gan B, mụn rộp, Herpes simplex…Tuy nhiên, thực tế chuyện này rất khó xảy ra. Bởi vì có quá nhiều yếu tố cản trở việc lây nhiễm truyền bệnh qua dịch thể hay máu do dùng chung bàn chải đánh răng.

Ngoài việc rửa bàn chải, có kem đánh răng cũng là kìm hãm vi khuẩn virut. Còn yếu tố cực kì quan trọng nữa là nồng độ vi sinh vật đủ để lây truyền. Phải đạt một ngưỡng nồng độ vi khuẩn, vi rút nhất định mới có thể lây. Hơn nữa, chúng phải còn sống mới lây được.

Nói tóm lại, dùng chung bàn chải đánh răng như tình huống của bạn là không có nguy cơ lây HIV. Bạn không cần lo lắng, hãy tập trung cho việc học tập tốt nhé.

Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Xem thêm:

Chữa HIV tốt thì sống được bao lâu nữa?

Chữa HIV tốn tiền không?

Chữa HIV có khó không vậy?

Lịch sử phát triển thuốc ARV?

Thuốc ARV dởm râu ông nọ cắm cằm bà kia?

Thuốc chữa HIV tác dụng kéo dài là gì?

Chữa HIV 2024 ở đâu uy tín chất lượng nhất?

Cảnh báo uống ARV lọ xanh gây suy thận?

Thuốc tiêm ngừa HIV Lenacapavir hiệu quả lên tới 100%?