Tỉ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm quan hệ tình dục đồng tính nam (MSM) đang tăng cao khủng khiếp. Hiệu quả của PEP trong quan hệ đồng tính nam có được như kì vọng? Thuốc PEP uống kịp thời giúp bảo vệ khỏi bị lây nhiễm HIV bao nhiều phần trăm? Những người quan hệ tình dục đồng tính nam còn có cách nào khác để khỏi bị lây HIV ngoài việc sử dụng bao cao su hoặc thuốc PEP?

Quan hệ tình dục đồng tính nam và nguy cơ cao lây HIV?

Việc những người đồng tính nam có quan hệ tình dục, thể hiện nhu cầu sinh và tình cảm yêu thương là hết sức bình thường. Tuy nhiên, phần đa trong số họ lại không có sử dụng bao cao su. Một vấn đề nữa là họ thường có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục tập thể nên càng làm tăng nguy cơ lây HIV khó kiểm soát. Thậm chí, có nhiều bạn thích kiểu khổ dâm, bạo dâm BDSM càng dễ làm lây lan HIV hơn.

Gần như tất cả các tỉnh thành ở Việt Nam đều đã ghi nhận số ca nhiễm HIV mới trong vài năm trở lại đây tăng vọt đối với nhóm MSM. Và cũng là cao nhất trong tất cả các đối tượng nguy cơ cao, vượt xa cả nhóm tiêm chích ma túy và gái mại dâm. Để có dẫn chứng thì có những tỉnh, tỉ lệ nhiễm HIV ở nhóm MSM lên tới gần 80%.

Hiệu quả của PEP trong quan hệ đồng tính nam – MSM?

Việc uống thuốc PEP đúng loại, đủ thành phần, kịp giờ vàng 72 giờ sẽ góp phần bảo vệ bạn khỏi bị lây HIV. Nếu tuân thủ điều trị PEP tốt, chuẩn xác trong 28 ngày, cộng với việc chọn được thuốc PEP phù hợp, gần như chắc chắn 100% bạn sẽ không bị nhiễm HIV.

Đương nhiên, trong quá trình uống thuốc PEP bạn phải kiêng khem đầy đủ, tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra trong thời gian 28 ngày uống PEP, không được xuất hiện nguy cơ phơi nhiễm HIV lần thứ 2, 3.

PREP tình huống 2-1-1 giải pháp mới cho cộng đồng MSM?

Khoảng 1 vài năm trở lại đây, WHO đã chính thức đưa ra hướng dẫn điều trị PREP tình huống theo công thức 2-1-1 cho những người quan hệ tình dục đồng tính nam. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng cho những người chủ động được trước quan hệ tình dục từ 2 đến 24 tiếng. Phải có sẵn thuốc ARV loại 2 trong 1 uống trước khi quan hệ.

Hiệu quả của PREP tình huống là con số khá dao động, tùy theo nghiên cứu. Nhưng có thể đạt tới 99% nếu chọn được thuốc tốt, và nguy cơ lây HIV không quá cao. Vấn đề này mới, có hiệu quả những cũng đừng nên lạm dụng. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ Thắng để hiểu biết thêm.

Thuốc PEP là gì?

Thuốc PEP là thuốc ARV được dùng với mục đích điều trị dự phòng khỏi bị lây nhiễm HIV từ người khác. Không giống như PREP, thuốc PEP chỉ được sử dụng sau khi có nguy cơ lây HIV. PEP là viết tắt của tiếng Anh Post-Exposure-Prophylaxis.

Chỉ định điều trị PEP cho những ai?

Những trường hợp sau nên được dùng thuốc PEP khẩn cấp, càng sớm càng tốt:

  • Quan hệ tình dục không an toàn, không dùng bao cao su với đối tượng không rõ về tình trạng nhiễm HIV. Bạn tình có thể là nam hoặc nữ. Quan hệ tình dục không an toàn ở đây bao gồm cả quan hệ đường âm đạo, dương vật – hậu môn, dương vật – miệng (oral sex), miệng – âm hộ (vét máng)…
  • Dùng chung kim tiêm tiêm chích, đâm kim làm đẹp, lăn kim ma cà rồng, các thủ thuật dùng chung dụng cụ có dính máu mà chưa được sát trùng đầy đủ.
  • Máu, dịch tiết của bệnh nhân HIV/AIDS bắn vào vết thương hở hoặc niêm mạc của người lành…

Thành phần của thuốc PEP?

Thuốc PEP gồm có ít nhất 3 hoạt chất ARV trở lên. Thuốc PEP không nhất thiết phải là thuốc ARV 3 trong 1, nó có thể là loại phối hợp nhiều viên thuốc như trong phác đồ điều trị ARV bậc 2 chẳng hạn.

Một số thành phần công thức của thuốc PEP phổ biến đang dùng là:

  • TDF – 3TC/FTC – EFV.
  • TDF – 3TC – DTG.
  • TDF – FTC – LPV/r.

Cụ thể các hoạt chất đó có thể là: Tenofovir 300mg, Efavirenz 600mg, Lamivudin 300mg, Lopinavir 200mg, Ritonavir 50mg, Dolutegravir 50mg, Emtricitabine 200mg…

Những yếu tố ảnh hưởng điều trị PEP?

Không phải cứ uống thuốc PEP thế nào cũng được. Trong 28 ngày quyết định ‘vận mệnh’ này, cần phải chấp hành nghiêm những yêu cầu đặt ra khi uống PEP. Khi điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV, cần phải tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc sau:

  1. Đúng loại thuốc ARV được sử dụng trong điều trị PEP.
  2. Tuân thủ uống đúng giờ cố định.
  3. Kiêng bia rượu và các thuốc tương tác xấu với thuốc PEP.
  4. Uống kịp thời PEP trong 72 giờ sau khi có nguy cơ lây nhiễm HIV.
  5. Uống thuốc PEP trong 28 ngày.

Như vậy, ngoài chuyện uống thuốc PEP đúng giờ, uống kịp trong 72 giờ và trong 28 ngày, còn cần phải kiêng nhiều loại bia rượu và thuốc men khác nữa.

Kiêng những gì khi uống PEP?

Tại sao khi uống PEP lại phải kiêng khem và kiêng những gì. Đó không đơn giản chỉ là kiêng bia rượu, thuốc lá…mà còn phải kiêng những loại thuốc chữa bệnh khác để khỏi làm giảm tác dụng của thuốc PEP.

Ngoài ra, cần kiêng quan hệ tình dục không an toàn trong giai đoạn này để hạn chế tối đa nguy cơ phơi nhiễm HIV cho bạn tình của bạn.

Việc tập thể dục, ăn uống đa dạng thực phẩm, nghỉ ngơi sinh hoạt điều độ được khuyến khích trong khi bạn uống thuốc PEP.

Liều lượng và cách uống thuốc PEP tốt nhất?

Liều dùng thuốc PEP tùy theo phác đồ:

  • Phác đồ bậc 1: ngày uống 1 lần, một viên.
  • Phác đồ bậc 2: ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 2 đến 3 viên.

Thời gian uống thuốc PEP: 28 ngày cho mọi phác đồ PEP.

Uống thuốc PEP có thể vào lúc no hoặc đói, nhưng tuyệt đối phải đúng giờ cố định.

Các loại thuốc PEP hiện nay tốt không, nên chọn loại nào?

Để đạt được hiệu quả điều trị PEP là tối ưu, coi như là gần chạm ngưỡng 100% đi, chúng ta cần phải có chiến lược điều trị PEP đúng đắn. Trước hết bác sĩ sẽ phân tích nguy cơ lây nhiễm HIV cao hay thấp. Sau đó, phân tích thời gian, đặc điểm sinh hoạt để đưa ra giờ uống thuốc PEP tốt nhất. Cuối cùng là ”cú dứt điểm thành bàn” chính là lựa chọn ra phác đồ điều trị PEP tốt nhất, phù hợp nhất với tình huống mà bạn vừa trải qua.

Có nhiều loại thuốc PEP như đã đề cập các phác đồ kể trên. Để dễ hình dung, xin đưa ra tên cụ thể thuốc ARV điều trị PEP như sau:

  • Thuốc Acriptega 50/300/300
  • Thuốc Avonza 300/300/400
  • Thuốc Telura 300/300/600
  • Thuốc Eltvir 300/300/600
  • Thuốc TLE M152 300/300/600
  • Thuốc Trustiva 300/200/600
  • Thuốc ARV EET Macleods 300/200/600
  • Thuốc Ricovir-em cộng với Aluvia
  • Thuốc Tavin-em cộng với Lopimune
  • Thuốc Tenof em cộng với Kaletra…

Chiến lược chọn thuốc điều trị PEP rất khác với chiến lược chọn thuốc ARV cho người nhiễm HIV/AIDS. Cần phải chọn loại mạnh nhất, tốt nhất vì không có cơ hội sửa sai lần thứ 2.

Quên uống thuốc PEP phải làm sao?

Khi uống thuốc PEP, nhiều người vẫn bị quên, uống PEP trễ 1 giờ, 2 giờ, thậm chí 3 giờ hoặc nhiều hơn. Với trường hợp này, nhớ ra khi nào thì uống 1 viên bù vào ngay lúc đó. Nếu còn chưa đầy 4 tiếng nữa là đến liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên và uống viên tiếp theo như lịch bình thường.

Quên uống thuốc PEP có làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV?

Điều này có thể có, mặc dù chưa có báo cáo chính thức. Tuy nhiên, các bạn cũng đừng quá lo lắng, vì hầu như chưa ai điều trị PEP theo phác đồ chuẩn của bác sĩ Thắng mà bị nhiễm HIV cả.

Uống PEP vẫn bị nhiễm HIV?

Thực tế có một trường hợp duy nhất uống PEP rồi mà vẫn bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, đó là ca không rõ ràng. Người này điều trị PEP ở đâu, bằng thuốc gì thì không nói. Chỉ kể với bác sĩ Thắng rằng có uống thuốc PEP cách đây 6 tháng, bây giờ bị nhiễm HIV nên mua thuốc ARV về điều trị. Đó là lí do tại sao cần chọn bác sĩ điều trị PEP cho tốt.

Thuốc PEP giá bao nhiêu?

Tùy theo loại phác đồ dùng làm thuốc điều trị PEP, sẽ có giá chênh lệch nhau từ vài trăm nghìn đồng đến cả vài triệu. Những trường hợp nguy cơ thấp có thể chọn thuốc PEP rẻ thôi. Nhưng trường hợp nguy cơ cao thì khuyên bạn đừng nên tiếc tiền để chọn phác đồ mạnh nhất.

Thuốc PEP mua ở đâu TPHCM tốt nhất?

Mọi trường hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV, cần điều trị dự phòng PEP ở TPHCM hãy khẩn trương liên hệ bác sĩ Thắng 0988.778.115 để được điều trị PEP tốt nhất, hiệu quả nhất. Cam kết điều trị mang lại hiệu quả tối ưu với những loại thuốc tốt nhất, giá rẻ nhất.

Xem thêm:

Mua thuốc Eltvir tốt nhất

Mua thuốc Aluvia tốt nhất

Mua thuốc Telura – TLE M152 mẫu mới trực tuyến tại đây.

Giá thuốc Avonza, mua Avonza ở đâu TPHCM, Hà Nội?

Tỷ lệ uống PEP thành công ở Việt Nam là bao nhiêu?

Mua thuốc Trustiva tốt nhất

PREP tình huống có hiệu quả không?

Cẩn thận với PREP tình huống 2-1-1?

Mua thuốc PREP tốt nhất ở TPHCM, Hà Nội?

Thuốc MOLNATRIS chữa COVID-19 tốt không?

Sữa Fohepta cho bệnh nhân viêm gan tốt không?

THuốc Purelan bôi nứt ti, nẻ môi tốt không?

Mua thuốc Acriptega Cipla giá rẻ, chất lượng tốt có quét mã QR xác thực.

Uống PEP có bị vô sinh không?

Mua thuốc Acriptega tốt nhất

Nguyên tắc điều trị PEP?

Các loại thuốc PEP?

Những yếu tố ảnh hưởng đến điều trị PEP?

Thành phần của thuốc PEP là gì?

Tại sao PEP lại ngăn ngừa được việc lây nhiễm HIV?

Tác dụng phụ của thuốc PEP có nguy hiểm không?

Thuốc PEP nào tốt nhất, giá thuốc PEP bao nhiêu?

Quên uống thuốc PEP phải làm sao đây?

Kiêng những gì khi uống PEP?