Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là hình thức ngăn ngừa lây nhiễm HIV trước, trong và sau khi sinh con. Nó có ý nghĩa đặc biệt to lớn trong việc bảo vệ sự an toàn cho trẻ nhỏ. Hướng tới một tương lai không còn trẻ em bị nhiễm HIV ngay từ thuở mới lọt lòng.

Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là gì? Các yếu tố cấu thành?

Những điều cần biết về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con hiểu nghĩa đơn giản nhất là làm sao để trẻ không bị nhiễm HIV. Nó không đơn giản chỉ là việc uống thuốc ngăn ngừa phơi nhiễm HIV. Các yếu tố cấu thành nên dự phòng lây truyền HIV mẹ sang con bao gồm các công việc:

+ Đối với phụ nữ trước khi có thai:

Nhiệm vụ của chúng ta là giúp phụ nữ trong độ tuổi sinh sản:

  • Biết về tình trạng nhiễm HIV của mình.
  • Ngăn ngừa lây nhiễm HIV từ người khác.
  • Với phụ nữ đã mắc HIV thì cần tránh việc mang thai ngoài ý muốn.

+ Với phụ nữ đã có thai nhưng chưa biết tình trạng nhiễm HIV:

Các bác sĩ và nhân viên y tế sẽ tư vấn và làm xét nghiệm sàng lọc HIV. Đây được coi là quy trình cơ bản và tất yếu phải làm để đảm bảo an toàn sinh nở cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, các bệnh viện cũng bắt buộc làm test HIV cho bà mẹ mang thai để còn phòng tránh lây bệnh cho nhân viên y tế và người xung quanh.

+ Với phụ nữ mang thai đã biết mình bị nhiễm HIV:

Các trường hợp này sẽ được bác sĩ sản khoa phối hợp với bác sĩ truyền nhiễm tư vấn cụ thể. Nó bao gồm các giải pháp uống thuốc ARV, can thiệp sinh nở và dự phòng cho trẻ ngay khi mới chào đời.

Xuyên suốt tất cả đều phải là sự hỗ trợ cả tâm lý và thể chất cho sản phụ cũng như gia đình của họ. Với những trường hợp trẻ sinh ra từ người mẹ bị HIV thì càng cần phải quan tâm đặc biệt hơn.

Khung hành động dự phòng lây truyền HIV mẹ sang con khu vực châu Á Thái Bình Dương giai đoạn 2018 – 2030?

Trong giai đoạn từ 2018 đến 2030, có những đề án riêng cho khu vực châu Á Thái Bình Dương để loại trừ những bệnh lây truyền từ mẹ sang con. Theo đó, mục tiêu bao gồm:

  • Giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 50 ca/ 100.000 ca sinh sống. Tỷ lệ lây truyền HIV sang trẻ ở nhóm bú mẹ giảm xuống dưới 5%, nhóm không bú mẹ dưới 2%.
  • Giảm dưới 50 ca nhiễm giang mai mới/ 100.000 ca HIV đang sinh sống.
  • Tỷ lệ nhiễm viêm gan B (HBsAg) ở trẻ < 0,1% vào năm 2030.

Hiện nay, có 11 quốc gia đã thành công trong việc loại trừ lây truyền HIV và giang mai từ mẹ sang con. Theo đó, Tổ chức y tế thế giới đã công nhận các nước bao gồm:

  1. Cuba (2015)
  2. Thai Lan (2016)
  3. Belarus (2016)
  4. Moldova (2016)
  5. Anguilla (2017)
  6. Antigua và Barbuda (2017)
  7. Bermuda (2017)
  8. Cayman Islands (2017)
  9. Montserrat (2017)
  10. St. Christopher & Nevis (2017)
  11. Malaysia (2018).

Nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con thay đổi như thế nào?

Tải lượng HIV-RNA của mẹ là yếu tố quan trọng tiên lượng nguy cơ lây HIV cho trẻ nhỏ.

Không phải tất cả trẻ sinh ra từ người mẹ bị HIV đều sẽ nhiễm HIV. Nó có tỷ lệ nhất định và tỷ lệ này được thay đổi rất nhiều dựa trên các yếu tố:

  • Tải lượng virus HIV của người mẹ cao hay thấp
  • Người mẹ có đang dùng thuốc ARV hay không.
  • Trong quá trình sinh nở có thuận lợi hay không.
  • Có được can thiệp bằng các biện pháp dự phòng lây truyền HIV kịp thời hay không.

Nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con khi không có can thiệp có thể lên tới 45%. Trong đó:

  • 15 – 30% nguy cơ lây trong quá trình mang thai và chuyển dạ.
  • 10% – 20% nguy cơ lây do bú sữa mẹ.

Nguy cơ lây truyền HIV khi có can thiệp:

  • 20% – 30%: không bú mẹ
  • 15 – 25%: dùng ARV dự phòng thời gian ngắn + bú mẹ
  • 5 – 15%: dùng ARV dự phòng thời gián ngắn + không bú mẹ
  • < 5%: điều trị 3 thuốc ARV + bú mẹ
  • < 2%: điều trị 3 thuốc ARV + không bú mẹ.

Yếu tố đặc biệt cần quan tâm chính là tải lượng virus HIV-RNA của người mẹ lúc sắp sinh. Tỷ lệ lây HIV từ mẹ sang con có thể tăng cao gấp 10 lần nếu tải lượng HIV người mẹ > 10.000 copies/ml.

Điều trị ARV cho phụ nữ mang thai và sau khi sinh con?

Mục tiêu điều trị ARV cho phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV:

  • Dùng ARV để giảm tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện, giúp giảm nguy cơ lây HIV sang con.
  • Ổn định sức khỏe cho mẹ sau khi sinh.

Muốn vậy, điều cần làm là phải cho người phụ nữ mang thai ấy uống ARV càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó là chiến lược theo dõi định kỳ bằng cả thăm khám lâm sàng và xét nghiệm.

Trong quá trình mang thai, phụ nữ nhiễm HIV cần được tư vấn:

  • Việc sử dụng acid folic cho phụ nữ mang thai
  • Tư vấn hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV
  • Xét nghiệm tải lượng HIV-RNA ở tuần thai thứ 34 – 36. Từ đó có đánh giá sơ bộ về khả năng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Giúp đưa ra phác đồ điều trị dự phòng hợp lý.

Phụ nữ nhiễm HIV sau khi sinh em bé cần:

  • Tiếp tục phác đồ ARV hiện tại. Với trường hợp sau sinh mới biết bị nhiễm HIV thì dùng thuốc ARV ngay.
  • Tư vấn hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV.
  • Không cho con bú sữa mẹ.

Phác đồ thuốc ARV cho phụ nữ mang thai và sau khi sinh:

Phụ nữ mang thai và sau sinh nên dùng Acriptega

Phác đồ ưu tiên để sử dụng cho đối tượng này là TDF/TAF – 3TC (hoặc FTC) – DTG. Biệt dược là Acriptega, Spegra, Tocitaf, Telagara…

Phác đồ thay thế là: TDF – 3TC- EFV 400mg.

Các phác đồ đặc biệt gồm:

  • TDF – 3TC/FTC – PI/r
  • TDF – 3TC/FTC – RAL
  • ABC – 3TC – DTG.

Trẻ em sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV phải được làm gì?

Lưu ý với trẻ sơ sinh khi có người mẹ bị nhiễm HIV là phải được uống thuốc ARV càng sớm càng tốt.

Trường hợp người mẹ nhiễm HIV vẫn cho con bú, nhưng gián đoán điều trị ARV vì bất kì lý do nào, cần phải:

  • Tiếp tục điều trị ARV dự phòng cho con cho đến khi mẹ được uống ARV trở lại và uống đủ 6 tuần.
  • Trường hợp mẹ không điều trị ARV hoặc điều trị lại nhưng dưới 6 tuần. Con tiếp tục uống thuốc dự phòng cho đến khi ngừng bú mẹ đủ 1 tuần.

Nói tóm lại, cần điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV thật sớm. Phác đồ thuốc tối ưu hiện nay cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV là TDF/TAF-3TC/FTC-DTG.

Mọi vấn đề về HIV cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Xem thêm:

Bị nhiễm HIV có đi nước ngoài được không?

Bác sĩ giúp phân biệt thuốc ARV thật và giả?

Kháng thuốc HIV và những điều cần biết?

Những điều cần biết về xét nghiệm CD4?

Kết quả xét nghiệm HIV chưa xác định thì phải làm thế nào?

Bệnh B20 là gì? Chẩn đoán và phác đồ điều trị B20?

Các chiến lược xét nghiệm HIV là gì?

Tỷ lệ CD4/CD8 là gì? Ý nghĩa ra sao trong điều trị HIV?

Những điều cần biết về thông điệp K = K?

Người nhiễm HIV nhiều tuổi nhất ở Việt Nam còn sống là bao nhiêu?

Chuyên gia tư vấn HIV online tìm ở đâu?

Hội chứng viêm phục hồi miễn dịch ở người nhiễm HIV?