Nhiều bạn không biết thuốc TLD và TLE giống và khác nhau như thế nào. Mặc dù đây đều là thuốc ARV điều trị HIV. Những ưu, cũng như nhược điểm của TLD so với TLE và ngược lại thì ít ai biết rõ. Hãy cùng bác sĩ Thắng so sánh thuốc TLD và TLE để giải đáp những thắc mắc trên.
Thuốc TLD là gì?
Thành phần, tên gọi của thuốc TLD:
Thuốc TLD là thuốc ARV 3 trong 1 dùng chữa HIV, bao gồm các thành phần sau:
- Tenofovir Disoproxil Fumarate 300mg
- Lamivudin 300mg
- Dolutegravir 50mg.
Như vậy, TLD là tên viết tắt 3 chữ cái đầu của các thành phần hoạt chất.
Công dụng và chỉ định của thuốc TLD:
Thuốc TLD được chỉ định cho những trường hợp sau:
- Người mới phát hiện nhiễm HIV, chưa từng uống thuốc ARV trước đây.
- Người đang sử dụng phác đồ bậc 1 nhưng không chứa Dolutegravir. Nay muốn tối ưu hóa liệu pháp điều trị ARV tốt nhất.
- Điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV sau khi có hành vi nguy cơ, còn gọi là điều trị PEP.
TLD là phác đồ ARV ưu tiên bậc 1 theo khuyến cáo của bộ y tế.
Liều lượng và cách dùng TLD:
Ngày uống 1 viên, có thể sử dụng lúc no hoặc đói. Nên uống nguyên viên thuốc mà không bẻ, nhai, nghiền nát trước khi nuốt.
Không sử dụng thuốc TLD cùng với bia rượu.
Các biệt dược phổ biến của thuốc TLD:
Trên thị trường Việt Nam có các biệt dược thương mại của thuốc TLD bao gồm:
- Acriptega, đây là loại phổ biến và thông dụng nhất.
- Tenofovir/Lamivudin/Dolutegravir Cipla
- Viropil…
Acriptega đang được sử dụng nhiều nhất trong phác đồ ARV bậc 1 tại nước ta.
Cơ chế tác dụng:
Thuốc TLD tiêu diệt HIV nhờ cơ chế hiệp đồng giữa các nhóm thuốc ARV khác nhau. Trong đó sự kết hợp của nhóm NRTI với INSTI giúp tăng hiệu quả loại trừ virus HIV. Bên cạnh đó còn giúp ngăn ngừa nguy cơ kháng thuốc ARV sau khi sử dụng lâu dài.
Thuốc TLE là gì?
Thành phần, tên gọi thuốc TLE:
Thuốc TLE là thuốc ARV 3 trong 1 điều trị HIV, thành phần bao gồm:
- Tenofovir Disoproxil Fumarate 300mg
- Lamivudin 300mg
- Efavirenz (hàm lượng 400mg hoặc 600mg).
Như vậy, tên gọi TLE là viết tắt của 3 chữ cái đầu các hoạt chất có trong thuốc.
Công dụng và chỉ định cua thuốc TLE:
Thuốc TLE được chỉ định cho những trường hợp sau:
- Người mới phát hiện nhiễm HIV, chưa từng uống thuốc ARV trước đây.
- Người đang sử dụng phác đồ bậc 1 chứa Dolutegravir. Nay vì uống thuốc lao chứa rifampicin tương tác với Dolutegravir nên phải đổi.
Cập nhật mới nhất 2024, không còn sử dụng TLE trong phác đồ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV, còn gọi là PEP.
Liều lượng và cách dùng TLE:
Ngày uống 1 viên, có thể sử dụng lúc no hoặc đói. Nên uống nguyên viên thuốc mà không bẻ, nhai, nghiền nát trước khi nuốt.
Không sử dụng thuốc TLE cùng với bia rượu.
Các biệt dược phổ biến của thuốc TLE:
Trên thị trường Việt Nam có các biệt dược thương mại của thuốc TLE bao gồm:
- Avonza, đây là loại phổ biến và thông dụng nhất.
- Eltvir
- Relvir
- TLE M152…
Avonza là loại TLE có thành phần Efavirenz hàm lượng 400mg. Nó đang còn được sử dụng rất nhiều để điều trị HIV theo phác đồ bậc 1.
Cơ chế tác dụng của thuốc TLE:
Thuốc TLE tiêu diệt HIV nhờ cơ chế hiệp đồng giữa các nhóm thuốc ARV khác nhau. Trong đó sự kết hợp của nhóm NRTI với NNRTI giúp tăng hiệu quả loại trừ virus HIV. Bên cạnh đó còn giúp ngăn ngừa nguy cơ kháng thuốc ARV sau khi sử dụng lâu dài.
Điểm giống nhau giữa thuốc TLD và thuốc TLE?
Như vậy, điểm giống nhau dễ nhận thấy ở thuốc TLD và thuốc TLE chính là:
- Thành phần hoạt chất đều chứa Tenofovir 300mg và Lamivudine 300mg.
- Đều có thể sử dụng cho điều trị nhiễm HIV theo phác đồ ARV bậc 1.
- Sử dụng với liều 1 viên/ ngày.
- Có thể uống lúc no hoặc đói, nhưng đều được khuyến cáo không dùng chung với bia rượu.
- TLD và TLE đều là thuốc ARV 3 trong 1, có cơ chế hiệp đồng của các nhóm thuốc Antiretroviral khác nhau.
- Các biệt dược tiêu biểu cho TLD và TLE là Acriptega và Avonza, đều được sản xuất tại Ấn Độ.
Có thể thấy, TLD và TLE là 2 thuốc ARV có rất nhiều điểm chung. Do đó, chúng có thể thay thế cho nhau trong quá trình điều trị ARV phác đồ bậc 1.
Điểm khác nhau giữa thuốc TLD và thuốc TLE?
Bên cạnh những điểm giống, sự khác nhau giữa TLD và TLE cũng dễ nhận thấy là:
- Tên gọi TLD và TLE khác nhau ở chữ cái cuối cùng D và E. Đó chính là do thành phần khác nhau giữa Dolutegravir và Efavirenz.
- TLD khi uống chung với thuốc điều trị lao chứa Rifampicin có tương tác thuốc. Điều này khiến cho Dolutegravir bị giảm tới 54% hàm lượng thuốc. Trong khi TLE không bị xảy ra chuyện này.
- Hiệu quả diệt virus HIV của TLD mạnh và nhanh hơn so với TLE.
- Hàng rào kháng thuốc của TLD là cao hơn so với TLE.
- Tác dụng phụ của TLE nhiều và gây mệt hơn so với TLD.
- Thuốc TLD được khuyến cáo dùng cho phụ nữ có thai hơn là TLE.
- Thuốc TLD sử dụng an toàn với gan hơn so với TLE.
Thực tế thì TLD cũng đang được khuyến cáo nên dùng nhiều hơn so với TLE. Nhưng, qua khoảng 5 năm sử dụng tại thị trường Việt Nam. Thuốc TLD lại gây ra tình trạng suy thận cho bệnh nhân HIV nhiều hơn đáng kể so với TLE.
Ưu điểm của thuốc TLD so với thuốc TLE?
Như vậy, qua những điểm giống và khác nhau kể trên, chúng ta dễ nhận ra những ưu điểm của TLD. So với thuốc TLE, thuốc TLD có những lợi điểm nổi bật là:
- Diệt virus HIV nhanh, mạnh.
- Ít tác dụng phụ, ít mệt nên dễ tuân thủ điều trị ARV hơn.
- Sử dụng lâu dài đỡ lo bị kháng thuốc.
Chính vì vậy mà TLD đã được chọn là phác đồ điều trị ARV bậc 1 ưu tiên tại Việt Nam từ 2019. Có nghĩa là những ai mới phát hiện bị nhiễm HIV đều được chỉ định dùng loại này trước tiên. Kể cả những người uống ARV lâu năm rồi, cũng nên đổi sang loại thuốc TLD sẽ tốt hơn.
Nhược điểm của thuốc TLD so với TLE?
Nhược điểm của thuốc TLD so với TLE là về cơ chế dược động học. Thành phần Dolutegravir trong TLD bị giảm quá nửa khi dùng chung với thuốc lao chứa rifampicin. Ngoài ra, uống TLD gây ra tỷ lệ suy thận cao hơn so với TLE.
Giá bán thuốc TLD và TLE? Mua ở đâu uy tín nhất?
Giá bán thuốc TLD hiện nay là khoảng 900.000vnd/ lọ 30 viên. Giá bán thuốc TLE là 650.000vnd/ lọ 30 viên. Chú ý hiện nay đã xuất hiện thuốc ARV nói chung, thuốc TLD và TLE nói riêng bị làm giả tinh vi. Cần hết sức tỉnh táo lựa chọn điểm bán thuốc ARV uy tín.
Hãy gọi điện và liên hệ với bác sĩ Thắng để được tư vấn tận tình. Mua thuốc TLD, TLE của phòng khám bác sĩ Thắng là hoàn toàn yên tâm về chất lượng 100%. Bên cạnh đó, bác sĩ Thắng còn giúp ship tận nơi với giá rẻ nhất thị trường để hỗ trợ bệnh nhân.
Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Xem thêm:
Thuốc tiêm ngừa HIV Lenacapavir hiệu quả lên tới 100%?
Cách phòng tránh nhiễm HIV sau khi quan hệ không an toàn?
Tư vấn HIV qua zalo chuẩn xác nhất?
Thuốc ARV dởm râu ông nọ cắm cằm bà kia?
Giới thiệu ca bệnh bị HIV và lao cột sống?
Bác sĩ hướng dẫn cách uống thuốc PEP?
Cảnh báo uống ARV lọ xanh gây suy thận?
Thêm ca điều trị PEP thành công ở phòng khám bác sĩ Thắng mới nhất tháng 8/2024?