Tác dụng phụ của thuốc PEP đa dạng, có nhiều biểu hiện và mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tùy theo cơ địa, tác dụng phụ của PEP có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Cá biệt có trường hợp kéo dài cả tháng, nhưng rất hiếm.
Tác dụng phụ của thuốc PEP là gì?
Như chúng ta đã biết, thuốc PEP chính là thuốc ARV kháng virus HIV. Chỉ khác với điều trị cho người đã nhiễm bệnh, thuốc ARV dùng với mục đích điều trị PEP chỉ uống trong 28 ngày. Ngoài hiệu quả mà thuốc PEP mang lại, nó cũng hội tụ đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc ARV.
Các tác dụng phụ của thuốc PEP có thể kể đến là:
+ Tại gan:
- Thuốc ARV làm cho tăng men gan (AST, ALT,GGT)
- Giảm thải độc gan, kéo theo nổi mụn nhọn, nóng trong người, vàng da.
+ Tại đường tiêu hóa:
- Tăng tiết acid dạ dày gây trào ngược, ợ hơi, ợ chua
- Chậm tiêu, đầy bụng.
- Táo bón, tiêu chảy thất thường
- Buồn nôn và nôn.
+ Tại thận:
- Tăng men thận (ure, creatinin)
- Giảm mức độ lọc cầu thận.
- Tổn thương thận gây phù, mệt mỏi, tiểu ít, tiểu đêm.
+ Tại hệ thần kinh:
- Đau đầu, chóng mặt, choáng váng
- Mất ngủ, giảm trí nhớ và khả năng tập trung. Hay gặp ác mộng.
- Lâu ngày bị trầm cảm.
- Tê bì tay chân, yếu cơ, giảm phản xạ thần kinh.
+ Tại hệ tuần hoàn:
- Thiếu máu
- Da niêm mạc nhợt nhạt
- Giảm bạch cầu.
+ Toàn thân:
- Nổi ban dát sẩn dị ứng
- Ngứa ngáy khó chịu
- Rối loạn phân bố mỡ, teo cơ…
Có thể thấy, tác dụng phụ của PEP rất là đa dạng. Nó có thể xuất hiện ở mọi đối tượng người dùng, mọi cơ quan trong cơ thể.
Tác dụng phụ của PEP kéo dài bao lâu?
Những phản ứng ngoại ý của thuốc PEP đa dạng là thế. Cho nên, thời gian tồn tại của chúng cũng không hoàn toàn giống nhau. Có những tác dụng phụ của thuốc PEP kéo dài chỉ vài ngày. Trong khi một số tác dụng không mong muốn khác lại tồn tại vài tuần, thậm chí cả tháng.
Thời gian xuất hiện tác dụng phụ của PEP dài hay ngắn tùy thuộc một số yếu tố:
- Loại thuốc PEP. Thế hệ thuốc PEP mới, tốt nhất hiện nay thì rất ít tác dụng phụ. Thế hệ thuốc PEP cũ thì rất nhiều phản ứng không mong muốn nguy hại.
- Cơ địa từng người sử dụng. Có những người rất dễ bị dị ứng với thuốc tây. Có người thì uống đủ loại thuốc khác nhau cũng không sao.
- Cách sử dụng. Có những tác dụng phụ có thể giảm hoặc tăng lên liên quan đến thời điểm uống thuốc, các thức ăn liên quan.
- Cách xử trí của thầy thuốc và người dùng PEP.
Rất may, đa phần các thuốc PEP hiện có mặt tại Việt Nam đều ít tác dụng phụ. Thời gian kéo dài những tác dụng phụ của PEP cũng rất ngắn.
Tác dụng phụ của thuốc PEP có nghiêm trọng không? Cách xử trí thế nào?
Tác dụng phụ của thuốc PEP thường nhẹ nhàng và thoáng qua. Có nghĩa là nó không ảnh hưởng nguy hại, nghiêm trọng tới sức khỏe người dùng. Thông thường, thuốc PEP có thể làm người sử dụng hơi khó chịu. Nhưng cơ bản vẫn đi làm việc, sinh hoạt bình thường. Đáng chú ý hơn là không cần phải uống thuốc gì khác vẫn có thể khắc phục được. Nhờ đó, họ có thể tiếp tục duy trì và hoàn thành liệu trình điều trị PEP trong 28 ngày.
Dẫu vậy, với một số thuốc PEP thế hệ cũ đã ghi nhận tác dụng phụ cực kỳ nguy hiểm đó là dị ứng thuốc Stevens-Johnson. Đây là một phản ứng quá mẫn của cơ thể đáp ứng lại thuốc PEP. Nó khiến cơ thể sinh ra phản ứng miễn dịch quá mạnh chống lại chính cơ thể của mình. Biểu hiện ban đầu chỉ là nổi ban mề đay, mẩn đỏ, sau đó lở loét da niêm mạc, khó thở và suy đa tạng. Thậm chí là đã có không ít trường hợp tử vong vì bị dị ứng thuốc Stevens-Johnson.
Xử trí tác dụng phụ không mong muốn khi uống thuốc PEP theo các bước:
- Thông báo ngay cho bác sĩ điều trị những bất thường xảy ra, kể cả nhẹ nhất.
- Tăng cường tuân thủ điều trị PEP: uống đúng giờ, kiêng bia rượu…
- Đổi sang khung giờ hợp lý hơn.
- Điều chỉnh chế độ và thời gian ăn uống.
- Sử dụng một số thuốc hỗ trợ, giảm nhẹ tác dụng phụ của PEP.
- Chấm dứt, đình chỉ sử dụng thuốc PEP khi tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Nhập viện theo dõi khi thấy tình trạng cơ thể xấu dần.
Nói tóm lại, tác dụng phụ của PEP thường tồn tại trong vài ngày đến vài tuần. Khi ngừng sử dụng PEP, các tác dụng phụ này cũng sẽ hết hẳn và không kéo dài lâu thêm. Đa phần những phản ứng ngoại ý đó là nhẹ và tự hết.
Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Xem thêm:
Ca bệnh HIV bị lao màng bụng và hội chứng viêm phục hồi miễn dịch?
Uống thuốc PEP 30 ngày thay vì 28 ngày được không?
Cách phòng tránh nhiễm HIV sau khi quan hệ không an toàn?
Bác sĩ hướng dẫn cách đổi giờ uống thuốc ARV?
Thuốc ARV dởm râu ông nọ cắm cằm bà kia?
Bị HIV có đi xuất khẩu lao động được không bác sĩ?
Bác sĩ hướng dẫn cách uống thuốc PEP?
Minh chứng về hiệu quả thuốc PEP của bác sĩ Thắng?
Thêm ca điều trị PEP thành công ở phòng khám bác sĩ Thắng mới nhất tháng 8/2024?