Thuốc ARV có rất nhiều tác dụng phụ như: đau đầu, nôn ói, mất ngủ, tăng men gan, tiêu chảy…Tuy nhiên, đáng sợ nhất phải là hội chứng Stevens-Johnson. Hội chứng này gần giống như kiểu sốc phản vệ sau tiêm thuốc, vì mức độ nguy hiểm có thể gây chết người của nó. Tuy nhiên, nó có thời gian diễn tiến không quá gấp như sốc thuốc. Nếu chúng ta phát hiện và điều trị kịp thời, có thể giảm tỉ lệ tử vong. Đây có thể coi là loại tác dụng phụ của thuốc ARV nguy hiểm nhất.

Hội chứng Stvens-Johnson là gì?

 

Hội chứng Stevens-Johnson do tác dụng phụ thuốc ARV

Bản chất của câu chuyện này là dị ứng thuốc mức độ nặng. Nếu như bị dị ứng thuốc ARV nhẹ, cơ thể chỉ bị nổi mẩn, ban đỏ ngứa. Uống thuốc chống dị ứng hoặc để vài ngày sau cũng có khi tự hết. Với hội chứng Stevens-Johnson thì không được như vậy, bắt buộc phải nhập viện và điều trị sớm nếu không muốn đánh cuộc với tính mạng.

Cơ chế của hội chứng Stevens-Johnson?

Cơ chế chính xác của hội chứng Stevens-Johnson thì chưa được khẳng định. Tuy nhiên có giả thuyết cho rằng, sự thay đổi chuyển hoá của thuốc ở một số bệnh nhân gây ra phản ứng gây độc tế bào qua trung gian tế bào T với kháng nguyên là thuốc trong các tế bào sừng. Các tế bào T CD8 + đã được xác định là các trung gian quan trọng trong sự hình thành bọng nước. Đại thể giống như kiểu nhiều người sau tiêm vắc xin hoặc nhiễm COVID-19 sinh ra cơn bão cytokin. Chính những phản ứng trong cơ thể vô tình lại tấn công cơ quan trên cơ thể chúng ta và đe dọa đến sự sinh tồn của bệnh nhân.

Triệu chứng của hội chứng Stevens-Johnson.

Trong khoảng 1 vài tuần sau khi bắt đầu dùng thuốc, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, sốt, nhức đầu, ho, và viêm kết mạc. Các dát thường là hình bia bắn, sau đó xuất hiện đột ngột, ở mặt, cổ, và thân trên. Lúc đầu trông giống như các ban mề đay dị ứng thông thường. Dần dà, chúng kết hợp lại với nhau, hình thành bọng nước ở bên dưới. Móng và lông mày có thể bị mất cùng với biểu mô. Lòng bàn tay, lòng bàn chân có thể có tổn thương. Thường đau ở da, niêm mạc, và mắt. Nhưng đặc biệt nó gây lở loét trong niêm mạc như: mũi, miệng, bộ phận sinh dục…

Càng ngày triệu chứng càng nặng dần. Bệnh nhân sẽ không ăn, nuốt thức ăn được. Đau rát khắp toàn thân, cơ thể bị bong tróc và xuất hiện bọng nước khăp nơi như một người bị bỏng nặng. Sau đó là khó thở, xuất hiện nhiễm trùng tấn công vào các vị trí tổn thương. Hậu quả là sốc nhiễm khuẩn huyết, suy đa phủ tạng và tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Cách điều trị hội chứng Stevens-Johnson này thế nào?

Với những trường hợp này bắt buộc phải nhập viện và theo dõi đặc biệt trong ICU (đơn vị chăm sóc hồi sức tích cực). Về cơ bản sẽ được điều trị bằng:

  • Kháng sinh
  • Truyền dịch, dinh dưỡng qua sonde dạ dày hoặc đường tĩnh mạch.
  • Corticoid.
  • Cyclosporin
  • IVIG là dạng thuốc tiêm truyền điều hòa miễn dịch.
  • Nặng hơn nữa sẽ được đặt máy thở, theo dõi tuần hoàn và hô hấp đều qua máy.

Mọi thông tin chi tiết, liên hệ bác sĩ Thắng theo số điện thoại 0988778115 để tìm hiểu kĩ hơn.

Xem thêm:

Mua thuốc ARV online thế nào tốt nhất

Bác sĩ Thắng điều trị HIV tốt nhất

Mua thuốc ARV ở Bình Phước tốt nhất

Mua thuốc ARV ở Bạc Liêu tốt nhất

Mua thuốc Acriptega tốt nhất

Mua thuốc ARV ở Thái Nguyên tốt nhất

Mua thuốc ARV ở Phú Thọ tốt nhất

Mua thuốc ARV ở Hải Phòng tốt nhất

Mua thuốc Trustiva tốt nhất

Mua thuốc Avonza tốt nhất

Mua thuốc Eltvir tốt nhất

Mua thuốc Aluvia tốt nhất

Mua thuốc ARV ở Nghệ An tốt nhất

Mua thuốc TLE M152 tốt nhất

Mua thuốc EET Macleods tốt nhất

Uống ARV sống được bao lâu

Mua thuốc Tenof em ở đâu tốt nhất

Mua thuốc ARV ở Hà Nội tốt nhất

Trạng thái trung tính HIV là gì, sống chung với HIV như thế nào?

Mua thuốc ARV ở TPHCM tốt nhất

Mua thuốc ARV ở Bình Dương tốt nhất

Mua thuốc ARV ở Đồng Nai tốt nhất

Mua thuốc ARV ở Đà Nẵng tốt nhất

Mua thuốc ARV ở Cần Thơ tốt nhất

Mua thuốc ARV ở Tiền Giang tốt nhất.