K.D.U hỏi: chào bác sĩ Thắng, em hối hận quá bác ạ. Em mới đi làm xét nghiệm HIV và biết mình bị nhiễm HIV rồi. Trước đó em có nguy cơ và có dùng thuốc PEP. Nhưng tại sao uống PEP rồi mà vẫn bị HIV dương tính vậy bác sĩ. Ước gì, hồi đó em đến gặp bác sĩ sớm hơn, mua thuốc PEP của bác cho yên tâm. Cảm ơn bác.

Uống thuốc PEP rồi mà vẫn bị dương tính với HIV.

Trả lời: Uống PEP rồi mà vẫn bị HIV dương tính hay còn gọi điều trị PEP thất bại, là do những nguyên nhân sau:

  • Uống thuốc PEP giả, thuốc PEP kém chất lượng.
  • Không tuân thủ điều trị PEP đúng phác đồ, đúng hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Uống thuốc PEP vẫn sử dụng bia rượu, không đúng liều và chuẩn giờ uống hàng ngày.
  • Xuất hiện nguy cơ phơi nhiễm HIV mới mà không sử dụng thêm liệu trình điều trị PEP.
  • Nhiễm chủng HIV mang đột biến kháng thuốc ngay từ đầu.

Uống PEP rồi mà vẫn bị HIV dương tính do dùng phải thuốc giả.

Thuốc PEP hiện nay đã xuất hiện hàng giả nhiều trên thị trường. Đây là những loại thuốc không đảm bảo chất lượng, không chứa đủ thành phần hoạt chất. Nói chung, dùng thuốc PEP giả thì chẳng khác nào là không điều trị gì. Do đó, sau khi uống PEP vẫn bị nhiễm HIV là điều dễ hiểu.

Điều trị PEP sai phác đồ.

Thuốc PEP là thuốc ARV dùng khẩn cấp sau khi có hành vi nguy cơ phơi nhiễm HIV. Phác đồ điều trị PEP gồm nhiều thành phần hoạt chất phối kết hợp lại. Có rất nhiều phác đồ điều trị PEP mang lại hiệu quả thành công cao. Có thể thấy hiện nay có các phác đồ PEP phổ biến như:

Điều quan trọng là trong nguyên tắc điều trị PEP, chúng ta phải phối hợp ít nhất 3 hoạt chất khác nhau. Có nhiều bạn điều trị PEP bị những người không đủ chuyên môn hướng dẫn sai lầm. Bác sĩ Thắng đã chứng kiến có bạn bán thuốc bảo người dùng PEP sử dụng mỗi thuốc Tenofovir + Lamivudin. Đó là còn chưa nói tới chuyện không đúng về hàm lượng. Cho nên, muốn điều trị PEP mang lại kết quả tốt phải có bác sĩ giỏi tư vấn.

Không tuân thủ điều trị PEP theo lời dặn của bác sĩ.

Hậu quả của việc tự ý mua thuốc, tự ý dùng PEP mà không có bác sĩ là rất nặng nề. Việc sử dụng PEP phải theo giờ giấc rõ ràng, kiêng khem bia rượu, tránh sử dụng cùng nhiều loại thuốc khác. Hơn nữa, khi uống thuốc PEP sẽ có thể xuất hiện nhiều tác dụng phụ, song không được tự ý dừng điều trị. Cũng không nên điều chỉnh hay thêm thuốc khác vào, để xử lý các phản ứng ngoại ý không mong muốn mà chưa được bác sĩ đưa lời khuyên.

Xuất hiện nguy cơ phơi nhiễm HIV mới mà vẫn chỉ duy trì phác đồ PEP cũ.

Điều trị PEP thất bại do xuất hiện nguy cơ mới mà không dùng đủ 28 ngày.

Điều này có nghĩa là nếu xuất hiện nguy cơ lây nhiễm HIV mới, bạn phải tiếp tục phác đồ cho đủ 28 ngày kể từ lần sau cùng này. Nhiều bạn đang điều trị PEP lại có quan hệ tình dục không an toàn, tức là xuất hiện nguy cơ nhiễm HIV mới. Với hành vi này, bạn phải mua thêm thuốc PEP dùng đủ 28 ngày tiếp theo. Ví dụ, đang dùng PEP được 16 ngày thì có quan hệ với người lạ không dùng bao cao su. Nếu uống đủ liệu trình PEP cũ thì chỉ còn 12 ngày nữa. Song, với nguy cơ mới này bạn cần phải uống PEP cho đủ 28 ngày.

Phơi nhiễm HIV có chủng đột biến kháng thuốc ARV ngay từ đầu.

Tỷ lệ này dù ít những cũng đã gặp. Nhất là những bạn có hành vi quan hệ tình dục nhiều bạn tình khác nhau. Quan hệ với người ở dân tộc, quốc gia khác. Ví dụ thực tế, bác sĩ Thắng chứng kiến có cặp đôi quan hệ đồng tính nam giữa người Việt Nam và Anh. Sau đó, bạn người Anh mới nói là bị nhiễm HIV từ trước và chủng đó kháng với thuốc PEP ở Việt Nam. Điều này khiến cho bạn tình người Việt bị nhiễm HIV dù cho có sử dụng thuốc PEP chuẩn phác đồ.

Nói tóm lại, uống PEP rồi mà vẫn bị HIV dương tính có nhiều nguyên nhân. Trong đó, 5 tác nhân chính gây ra điều trị PEP thất bại gồm: uống phải thuốc PEP giả, sai phác đồ, không theo hướng dẫn, không điều chỉnh theo nguy cơ mới và nhiễm chủng HIV kháng thuốc.

Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Xem thêm:

Bị nhiễm HIV có đi nước ngoài được không?

Uống ARV có được uống sữa không thưa bác sĩ?

Kháng thuốc HIV và những điều cần biết?

Phác đồ TAF/FTC/DTG điều trị HIV tốt nhất hiện nay?

So sánh thuốc TLD và TLE?

Tìm hiểu về Cabotegravir dạng tiêm dùng để điều trị Prep?

Làm sao để tăng số lượng tế bào CD4?

Các chiến lược xét nghiệm HIV là gì?

Tỷ lệ CD4/CD8 là gì? Ý nghĩa ra sao trong điều trị HIV?

Những điều cần biết về thông điệp K = K?

Người nhiễm HIV nhiều tuổi nhất ở Việt Nam còn sống là bao nhiêu?

Điểm bán thuốc PEP uy tín, chuẩn nhất Hà Nội ở đâu?

Hội chứng viêm phục hồi miễn dịch ở người nhiễm HIV?