Tiêu chảy kéo dài ở người nhiễm HIV là triệu chứng phổ biến khi bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng. Cách tiếp cận, tìm nguyên nhân của tình trạng này như thế nào? Triệu chứng và chẩn đoán tiêu chảy kéo dài ở người HIV/AIDS có khó không? Phác đồ điều trị tiêu chảy kéo dài cho những người nhiễm HIV là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Tiêu chảy kéo dài thế nào thì gọi là tiêu chảy mạn tính?
Tiêu chảy mạn tính được xác định khi người bệnh đi phân lỏng hoặc nát trên 3 lần một ngày, kéo dài trên 14 ngày. Tình trạng này không phải do ăn uống đồ lạ xảy ra cấp tính.
Các căn nguyên gây tiêu chảy có thể gặp?
Có rất nhiều tác nhân có thể gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài ở bệnh nhân HIV/AIDS. Chúng rất đa dạng, bao gồm:
– Các bệnh nhiễm vi khuẩn: Salmonella, Shigella, Campylobacter
– Các bệnh do ký sinh đơn bào và giun sán: Giardia, Amip, Cryptosporidium, Isospora, Microspora, giun lươn
– Các bệnh do Mycobacteria: lao, MAC
– Bệnh do virus: CMV
– Bệnh ác tính liên quan tới HIV: Sarcoma Kaposi, u lympho
– Do chính virus HIV.
Tùy giai đoạn, cá thể mà sẽ bị một trong các tác nhân kể trên. Tuy nhiên, có người nặng hoặc nhẹ cũng khác nhau. Cần phải thăm khám và làm xét nghiệm tìm nguyên nhân.
Cách tiếp cận tìm nguyên nhân tiêu chảy?
Để tìm ra nguyên nhân tiêu chảy ở bệnh nhân HIV, chúng ta cần khai thác:
– Số lần tiêu chảy mỗi ngày, tính chất phân
– Các triệu chứng kèm theo: sốt, đau bụng, vị trí và tính chất đau
– Tiền sử dùng ARV và các thuốc khác; các thuốc kháng sinh đã sử dụng để điều
trị tiêu chảy
– Tiền sử lao và các bệnh truyền nhiễm khác trong gia đình.
Kết hợp làm xét nghiệm, thăm hỏi và khám xét thật kỹ. Từ đó bác sĩ sẽ định hướng được nguyên nhân gây tiêu chảy là gì.
Thăm khám lâm sàng bệnh nhân HIV/AIDS bị tiêu chảy kéo dài?
Thăm khám bệnh nhân bị HIV khá phức tạp. Bởi nó có thể bị nhiều nguyên nhân nhiễm trùng cơ hội gây ra.
– Đánh giá toàn trạng, tình trạng mất nước, dinh dưỡng
– Các biểu hiện toàn thân: sốt, nổi hạch; thăm khám các cơ quan hô hấp và tuần hoàn
– Thăm khám bụng: phát hiện đau, tràn dịch màng bụng, gan lách to, hạch ổ bụng.
Các xét nghiệm và thăm dò có thể áp dụng?
Thực tế thì xét nghiệm tìm nguyên nhân tiêu chảy ở bệnh nhân HIV/AIDS không phổ biến. Đa phần là các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ điều trị bằng thuốc là sẽ ổn.
– Soi phân tìm hồng cầu và bạch cầu (tiêu chảy xâm nhập); soi tìm ký sinh đơn bào thông thường (amip, giardia), ấu trùng giun lươn, giun móc, các loại trứng giun. Tìm Cryptosporidium, Microsporidium và Isospora; soi AFB (lao và MAC), nếu có điều kiện.
– Cấy máu nếu người bệnh có sốt, nghi tiêu chảy kèm nhiễm trùng huyết do vi khuẩn
– Chụp X-quang phổi, xét nghiệm đờm nếu có biểu hiện hô hấp hoặc nghi lao
– Siêu âm ổ bụng nếu có thể thực hiện được, xác định gan lách to, hạch to, dịch màng bụng.
Việc cố gắng tìm nguyên nhân tiêu chảy ở bệnh nhân HIV chỉ mang tính chất nghiên cứu khoa học là nhiều.
Điều trị tiêu chảy kéo dài ở người HIV/AIDS?
Tùy theo từng trường hợp với các nguyên nhân khác nhau mà chúng ta có thể áp dụng các phác đồ sau:
- Fluoroquinolone uống (ciprofloxacine 500mg, 2 lần/ngày hoặc ofloxacine 200mg, 2 lần/ngày) + metronidazole uống 500 mg 2lần/ ngày. Có tác dụng với Shigella, Salmonella, Campylobacter, Amip và Giardia. Lưu ý loại trừ lao trước khi điều trị fluoroquinolone.
- Albendazole 400 mg 2 lần/ngày trong 3 tuần + co-trimoxazole 960 mg 2 lần/ngày trong 10 ngày (có tác dụng với Isospora, Microsporidia, giun lươn).
- Loperamide bắt đầu 4 mg, sau đó thêm 2 mg sau 4 giờ nếu phân chưa thành khuôn, tối đa 16 mg/ngày. Không dùng loperamide cho người bệnh tiêu chảy phân có máu.
Phác đồ không phải áp dụng chung cho tất cả bệnh nhân. Cần thăm khám và được bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị cụ thể.
Như vậy tiêu chảy kéo dài ở bệnh nhân HIV có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng ta cần phải thăm khám kĩ càng và làm xét nghiệm tìm nguyên nhân. Có như vậy mới đưa ra phác đồ điều trị chuẩn nhất.
Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Xem thêm:
Tại sao nhiều người sợ mua thuốc PEP online?
Thuốc PEP mua ở đâu Hà Nội uy tín nhất?
Cách phòng tránh nhiễm HIV sau khi quan hệ không an toàn?
Vai trò của tăng cường tuân thủ điều trị ARV?
Hướng dẫn sử dụng các loại thuốc PEP theo EACS?
Dùng thuốc PEP 72h tiền nào của đó?