N.V.H hỏi: thưa bác sĩ Thắng, uống ARV có được uống sữa không ạ? Em không thấy tài liệu nào nói rõ về vấn đề này. Mong bác giải đáp để em được an tâm hơn ạ. Cảm ơn và chúc bác cùng gia đình nhiều sức khỏe.

Trả lời: Trước hết xin cảm ơn bạn. Uống ARV có được uống sữa không thì là có, nhưng nên cách ra vài tiếng nhé. Không nên uống sữa cùng lúc hoặc ngay sau khi uống thuốc ARV.

Thành phần của thuốc ARV là gì?

Thuốc ARV có nhiều loại, trong đó có các thành phần kháng retrovirus chủ yếu sau:

  • Tenofovir thuộc nhóm NtRTI
  • Lamivudin, Emtricitabine thuộc nhóm NRTI
  • Efavirenz thuộc nhóm NNRTI
  • Dolutegravir thuộc nhóm INSTIs
  • Lopinavir/ritonavir thuộc nhóm PI…

Các biệt dược thuốc ARV ở Việt Nam hay gặp như Acriptega, Avonza, Aluvia…đều có chứa thành phần như trên.

Thành phần của sữa là gì?

Nếu chúng ta lướt qua các loại sữa cơ bản trên thị trường sẽ thấy có rất nhiều loại. Từ sữa tươi, sữa chua, sữa bột, sữa công thức đến các loại sữa dành cho người tiểu đường, suy gan, suy thận…Nhưng tựu chung, thành phần của sữa đều rất đa dạng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Chẳng hạn một sữa bột có chứa:

  • High Project Formula, xiro tinh bột, đường trắng tinh luyện, dầu hướng dương, đạm whey
  • Dầu đậu nành, dầu thực vật, chất nhũ hóa
  • Kali phosphat, kali clorua, magie, fiber plus
  • Taurin, Inositol, chiết xuất men, vitamin E, lalmin S
  • Kẽm, beta-caroten, mangan, iot
  • Vitamin C, canxi, vitamin A, acid folic
  • Vitamin B, D3…

Có quá nhiều thành phần khác nhau trong 1 hộp sữa, nhưng chúng ta để ý thấy luôn có canxi và các loại muối khoáng. Từ xưa tới nay, nhắc đến bổ sung canxi, khoáng chất là phải nhắc đến uống sữa.

Uống ARV có được uống sữa không?

Chính thành phần của sữa nêu trên đã quyết định đến đáp án cho câu hỏi này. Theo đó, uống ARV không nên dùng chung với sữa hoặc sát thời điểm của nhau. Tức là, nếu uống thuốc ARV và sữa thì cần cách nhau vài tiếng ra, tốt nhất là trên 6 tiếng.

Uống ARV vẫn có thể uống sữa, nhưng nên cách nhau vài tiếng.

Lý do là bởi trong sữa có nhiều thành phần khoáng chất, đặc biệt là các kim loại canxi, sắt, magie…Những thành phần này sẽ tương tác ảnh hưởng đến nồng độ thuốc ARV. Đặc biệt với loại thuốc ARV chứa nhóm INSTIs như Dolutegravir chẳng hạn. Mặc dù tác động này là không nhiều và không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nhưng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới vẫn khuyên hạn chế uống sữa và thuốc ARV cùng một lúc.

Chưa có một nghiên cứu hay trường hợp thực tế nào cho thấy uống sữa làm kháng thuốc ARV. Do đó, nếu có lỡ có uống chung thì các bạn cũng đừng quá lo.

Nói tóm lại, uống ARV có được uống sữa không thì câu trả lời là có, nhưng nên cách nhau khoảng 6 tiếng đồng hồ. Như vậy các thành phần canxi, muối khoáng trong sữa sẽ không bị tương tác với thuốc ARV. Từ đó không làm ảnh hưởng tới nồng độ và hiệu quả của loại thuốc diệt virus HIV này.

Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Xem thêm:

Bị nhiễm HIV có đi nước ngoài được không?

Bác sĩ giúp phân biệt thuốc ARV thật và giả?

Kháng thuốc HIV và những điều cần biết?

Phác đồ TAF/FTC/DTG điều trị HIV tốt nhất hiện nay?

So sánh thuốc TLD và TLE?

Tìm hiểu về Cabotegravir dạng tiêm dùng để điều trị Prep?

Làm sao để tăng số lượng tế bào CD4?

Các chiến lược xét nghiệm HIV là gì?

Tỷ lệ CD4/CD8 là gì? Ý nghĩa ra sao trong điều trị HIV?

Những điều cần biết về thông điệp K = K?

Người nhiễm HIV nhiều tuổi nhất ở Việt Nam còn sống là bao nhiêu?

Điểm bán thuốc PEP uy tín, chuẩn nhất Hà Nội ở đâu?

Hội chứng viêm phục hồi miễn dịch ở người nhiễm HIV?