K.L.O hỏi: thưa bác sĩ, bị HIV có uống bia được không ạ? Do công việc em phải tiếp khách, em không thể kiêng tuyệt đối bia rượu được. Như vậy thì có mà e chết đói mất. Có lời khuyên nào cho việc này thưa bác sĩ. Em chân thành cảm ơn ạ.

Trả lời: Bị HIV không nên uống rượu bia, nhưng không hẳn là kiêng tuyệt đối. Khuyến cáo y tế được đưa ra là hạn chế tối đa việc sử dụng đồ uống có cồn. Không có ngưỡng uống bia rượu bao nhiêu là đủ cho mọi người. Nên nhớ nguyên tắc dùng rượu bia càng ít càng tốt, càng xa thời điểm uống thuốc ARV càng an toàn.

Bia rượu là gì?

Bia rượu là đồ uống có cồn, ảnh hưởng tới việc dùng thuốc chữa bệnh.

Trước tiên chúng ta phải hiểu bia rượu là loại đồ uống có cồn (alcohol). Chúng được tạo ra bằng cách lên men các sản phẩm tinh bột, đường của các loại trái cây…Trong đó, nồng độ cồn dao động từ vài tới hàng chục độ. Nhiều loại rượu mạnh có thể lên tới 50 độ cồn. Nếu chúng ta uống trực tiếp còn cảm thấy nóng rát như bị bỏng.

Bia rượu nói chung nếu sử dụng ít, liều lượng vừa phải cũng tốt. Nhưng nó lại rất kỵ với hầu hết các loại thuốc chữa bệnh, trong đó có thuốc ARV. Bản chất của bia rượu là một loại chất kích thích. Do đó, luôn phải biết kiểm soát và không nên lạm dụng.

Tại sao phải kiêng dùng bia rượu khi uống thuốc ARV?

Chúng ta biết rằng, men Cytochrome P450 (CYP – chủ yếu ở gan) đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong phân giải, chuyển hóa thuốc trong cơ thể. Nó giúp phóng thích các hoạt chất theo đường tuần hoàn, đi khắp mạch máu tới các cơ quan. Nhờ đó, thuốc phát huy tác dụng của mình trong việc điều trị bệnh. Khi uống bia rượu, lượng cồn trong loại đồ uống này sẽ ức chế men CYP, từ đó vô hiệu hóa tác dụng của thuốc chữa bệnh.

Ngoài ra, bia rượu còn làm tăng gánh nặng làm việc lên gan. Hoạt động giải độc của gan phải làm việc hết công suất. Không những vậy, các tế bào gan phải gồng mình cho việc thải chất độc của rượu bia trước. Sau đó mới là thải trừ các sản phẩm độc hại dư thừa của thuốc ARV. Điều này chẳng những làm thuốc ARV không ức chế được virus HIV, lại còn bị tích tụ lâu hơn trong cơ thể. Hậu quả dẫn tới là tăng tác dụng phụ của ARV, cũng như những độc tính của thuốc lên cơ thể người dùng.

Kiêng bia rượu sẽ an toàn cho bệnh nhân HIV bởi các lý do sau:

  • Hạn chế tương tác thuốc ARV. Tránh nguy cơ mất tác dụng của ARV. Từ đó có thể gây kháng thuốc ARV, hậu quả là suy giảm miễn dịch nặng, AIDS và tử vong.
  • Giảm gánh nặng đào thải chất độc lên gan, thận vỗn đã phải làm việc nhiều.
  • Giảm tần suất xuất hiện tác dụng phụ của ARV. Các chất kích thích như bia rượu tiềm ẩn khả năng thúc đẩy thuốc ARV xuất hiện các phản ứng không mong muốn.
  • Giữ tình thần thoải mái, không bị quên uống thuốc ARV.
  • Hạn chế suy giảm miễn dịch do dùng nhiều bia rượu.

Bị HIV uống rượu bia được không vậy bác sĩ?

Khuyến cáo y khoa khuyên bệnh nhân HIV nên tránh bia rượu.

Từ các dẫn chứng trên là bạn có thể hiểu câu trả lời cho việc, bị HIV có uống rượu bia được không thì chính là không nhé. Dẫu vậy, như khía cạnh bạn đề cấp trong thực tế cuộc sống, làm sao có điều gì tuyệt đối được. Cho nên bản thân bác sĩ Thắng cũng chứng kiến khá nhiều bệnh nhân HIV vẫn uống bia rượu mà không sao.

Lý do là họ không lạm dụng, sử dụng quá thường xuyên. Hơn nữa, khi uống là chọn loại đồ uống an toàn, nồng độ cồn nhẹ. Uống bia rượu luôn phải cân đối liều lượng. Điều quan trọng nữa là chọn thời điểm uống bia rượu càng xa lúc uống ARV càng tốt. Ví dụ, uống thuốc lúc 7h sáng, thì đến 7h tối uống 1 đến 2 cốc bia cũng không sao.

Nói tóm lại, khuyến cáo y khoa vẫn khuyên rằng bị HIV không nên sử dụng bia rượu. Dẫu vậy, thực tế đời sống hàng ngày có thể khác. Bệnh nhân đang điều trị ARV ổn định, uống ít loại đồ uống có cồn này vẫn có thể chấp nhận được.

Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Xem thêm:

Khi nào cần uống thuốc PEP 72h?

Tổng đài tư vấn HIV 24/7 uy tín?

Sau khi uống ARV có được ăn không?

Minh chứng về hiệu quả thuốc PEP của bác sĩ Thắng?

Mua thuốc PEP ở Nhà thuốc Hồng Nhung là tốt nhất.

Tác dụng phụ của PEP kéo dài bao lâu? Cách xử trí?

Cảnh báo trẻ em bị nhiễm HIV do uống sữa mẹ không rõ nguồn gốc.