Điều trị giang mai ở người HIV? Tại sao rất nhiều người bị nhiễm HIV có kèm theo mắc bệnh giang mai? Bạn có biết giang mai có tới 3 thời kì biểu hiện bệnh, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương thần kinh, não bộ. Chẩn đoán và điều trị giang mai như thế nào cho đúng cách và triệt để không phải ai cũng biết. Chữa giang mai tốt nhất nên dùng thuốc tiêm, vì thuốc uống dễ bị kháng và hay làm bệnh tái phát.

Giang mai là bệnh gì?

Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Vi khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi quan hệ không được bảo vệ (đường âm đạo, hậu môn hay miệng), qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai.

Xoắn khuẩn giang mai còn có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai từ tháng thứ 4 trở đi, do xoắn khuẩn này xâm nhập máu thai nhi qua dây rốn.

Tại sao bệnh giang mai và HIV/AIDS hay đi kèm với nhau?

Đơn giản vì đây đều là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Khi quan hệ tình dục không dùng bao cao su thì rất dễ lây cả đống bệnh chứ chẳng riêng gì giang mai hay HIV. Đó còn có thể là lậu, sùi mào gà, hạ cam, chlamydia, chấy rận, trichomonas, HPV hay thậm chí là viêm gan virus B, viêm gan virus C…

Không có loại thuốc điều trị dự phòng phơi nhiễm giang mai như HIV, cho nên càng dễ bị bệnh sau khi đã quan hệ tình dục không an toàn. Một điều nữa là việc quan hệ với nhiều bạn tình không rõ nguồn gốc làm cho bệnh giang mai vẫn đang là vấn đề nhức nhối.

Lâm sàng bệnh giang mai 3 thời kỳ?

Giang mai sớm: bao gồm giang mai thời kỳ I, II và giai đoạn đầu của giang mai muộn nhưng không quá 2 năm kể từ khi mắc.
Giang mai thời kỳ I: giai đoạn này thường có các triệu chứng như săng giang mai thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục. Nếu không được điều trị sau 4- 8 tuần bệnh sẽ chuyển sang thời kỳ II.
Giang mai thời kỳ II: xuất hiện các mảng trợt ở da và niêm mạc; có phát ban thường ở lòng bàn chân và bàn tay. Có thể có các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, hạch to.


Giang mai muộn: Giai đoạn này không có triệu chứng lâm sàng nhưng xét nghiệm huyết thanh học dương tính. Nếu thời gian mắc bệnh < 2 năm được gọi là giang mai kín sớm và nếu trên 2 năm được gọi là giang mai kín muộn. Nếu không được điều trị sẽ chuyển thành giang mai thời kỳ III.
Giang mai thời kỳ III: giai đoạn này giang mai ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào đặc biệt là hệ thần kinh (giang mai thần kinh) và tim mạch (giang mai tim) và gôm giang mai.

Chẩn đoán mắc bệnh giang mai?

Xét nghiệm huyết thanh học: Chẩn đoán khẳng định giang mai khi có kết quả dương tính của cả hai xét nghiệm đặc hiệu và không đặc hiệu như sau:

– Xét nghiệm đặc hiệu (treponem tets):

Bao gồm các xét nghiệm nhanh (rapid diagnositics test for syphilis). Cụ thể: treponema pallidum haemagglutination assay (TPHA), Treponema pallidum particle agglutination assay (TPPA), và fluorescent treponemal antibody absorbed (FTA-ABS). Các xét nghiệm rất đặc hiệu vì nó phát hiện kháng thể kháng lại kháng nguyên của vi khuẩn giang mai. Tuy nhiên các trường hợp mắc giang mai đã điều trị khỏi vẫn có thể dương tính do kháng thể có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể. Vì thế xét nghiệm này được sử dụng phối hợp với xét nghiệm không đặc hiệu để chẩn đoán giang mai.

– Xét nghiệm không đặc hiệu (non-treponem test):

Bao gồm các xét nghiệm rapid plasma reagin (RPR) hoặc Venereal Diseases Research Laboratory (VDRL). Các xét nghiệm này phát hiện kháng thể không đặc hiệu IgM hoặc IgG. Do các kháng thể này có thể xuất hiện ở các bệnh khác cho nên các xét nghiệm này có thể dương tính giả trong các trường hợp như sốt do vi rút, bệnh tự miễn. Các xét nghiệm không đặc hiệu có thể là định tính hoặc định lượng. Các xét nghiệm định lượng thường được dùng để theo dõi đáp ứng với điều trị.

Xét nghiệm trực tiếp: nhuộm soi dịch từ các tổn thương loét trợt tìm xoắn khuẩn giang mai trên kính hiển vi nền đen, …

Điều trị giang mai ở người HIV?

a. Giang mai sớm (thời kỳ I, thời kỳ II và giang mai kín sớm dưới 2 năm)

– Ưu tiên sử dụng benzathine penicillin G 2.4 triệu đơn vị, tiêm bắp 1 lần duy nhất.
– Nếu không có benzathine penicillin G, có thể sử dụng procaine penicillin 1.2 triệu đơn vị tiêm bắp trong 10-14 ngày.
– Nếu không có benzathine penicillin G và procaine penicillin hoặc dị ứng với penicillin, có thể dùng doxycycline 100 mg hai lần một ngày trong 14 ngày (không dùng doxycycline cho phụ nữ mang thai) hoặc ceftriaxone 1g tiêm bắp một lần/ngày trong 10-14 ngày. Trong trường hợp đặc biệt, có thể dùng azithromycin 2g uống một lần duy nhất.

b. Giang mai muộn (nhiễm trên 2 năm và không có triệu chứng chứng nhiễm giang mai)

– Benicillin G 2.4 triệu đơn vị tiêm bắp một lần/tuần trong 3 tuần liên tiếp. Khoảng cách giữa các liều benzathine penicillin G không nên quá 14 ngày.
– Nếu không có benzathine penicillin G, có thể sử dụng procaine penicillin 1.2 triệu đơn vị một lần/ngày trong 20 ngày.
– Nếu không có benzathine penicillin G và procaine penicillin hoặc dị ứng với penicillin, có thể dùng doxycycline 100 mg uống 2 lần mỗi ngày trong 30 ngày (không dùng doxycycline cho phụ nữ mang thai).
Đối với giang mai bẩm sinh, hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm:

Chú ý Acriptega giảm giá còn 899.000vnd/ lọ 30 viên.

Kháng thuốc Acriptega thì sao?

Uống thuốc Acriptega bị dị ứng thì phải làm sao?

Acriptega và nhiễm trùng cơ hội?

Điều trị bệnh viêm phổi kẽ thâm nhiễm lympho bào ở người HIV?

Cần kiêng gì khi uống thuốc Acriptega?

Điều trị PEP bằng thuốc Acriptega tốt không?

Giá thuốc Acriptega mới nhất năm 2022 là bao nhiêu tiền?

Mua thuốc Acriptega tốt nhất

Acriptega và rối loạn chức năng ty thể?

Điều trị bệnh do nấm Cryptococcus ở người nhiễm HIV?

Điều trị MAC ở người nhiễm HIV?

Uống thuốc Acriptega sống được bao lâu?

Điều trị nhiễm nấm Candida ở người HIV?

So sánh thuốc Acriptega và Eltvir?

Acriptega và hội chứng viêm phục hồi miễn dịch?

Thuốc ARV Acriptega giả và thật phân biệt như thế nào?

So sánh thuốc Acriptega và Avonza?

Giá thuốc Avonza mới nhất 2022

Uống thuốc Acriptega có ngăn ngừa lây nhiễm các bệnh STDs khác được không?

Uống thuốc Acriptega cùng với cotrim có sao không?

Gel Tenofovir ngăn ngừa lây nhiễm HIV đạt giải thưởng VinFuture là gì?

Điều trị viêm phổi PCP ở người HIV/AIDS?

So sánh thuốc Acriptega và Trustiva?

Điều trị Herpes Zoster ở người HIV?

Acriptega ảnh hưởng khả năng lái xe như thế nào?

Ảnh hưởng của Acriptega lên chức năng thận?

Thuốc Acriptega là gì, mua ở đâu Acriptega tốt nhất?

Điều trị Toxoplasma não ở người HIV?

Mối quan tâm đặc biệt về đề kháng thuốc Acriptega?

Acriptega có hại không, tác dụng phụ của thuốc Acriptega là gì?

Điều trị bệnh do CMV ở người HIV?

Mua thuốc Acriptega 50/300/300mg tốt nhất ở đâu TPHCM, Hà Nội?

Điều trị nấm da Sporotrichosis ở người HIV?

Dùng Acriptega cho phụ nữ cho con bú?

Acriptega và chức năng sinh sản, quan hệ tình dục?

Điều trị bệnh do nấm Talaromyces marneffei ở người HIV?

Điều trị Herpes Simplex ở người HIV?