Mọi người ai cũng sợ bị nhiễm HIV, nên luôn lo lắng liệu HIV có dễ bị lây không? Liệu sống chung với người nhiễm HIV có bị lây khi muỗi đốt (muỗi cắn)? Việc muỗi đốt có làm lây HIV truyền từ người bệnh HIV/AIDS sang người khỏe mạnh bình thường? Nuốt phải con muỗi hoặc đập chết muỗi mà dính máu có lây HIV không?
Muỗi đốt có làm lây HIV không?
Trước hết phải khẳng đinh chắc chắn 100%, việc muỗi đốt không làm lây HIV. Kể cả bạn sống chung, sống gần với người nhiễm HIV. Kể cả việc con muỗi đó có đốt người nhiễm HIV sau đó quay sang đốt bạn thì bạn vẫn hoàn toàn được bảo vệ khỏi bị lây HIV. Nguy cơ lây HIV từ người này sang người khác là hoàn toàn bằng 0%. Điều đó là do 3 nguyên nhân sau đây:
Một là: Cơ chế muỗi đốt (cắn) con người.
Bạn nhìn cái vòi của con muỗi mà tưởng nó như cái kim chích bác sĩ hay dùng để lấy máu ư? Hoàn toàn nhầm rồi. Bản chất của cái vòi mà chúng ta thấy đó chính là cái miệng của con muỗi kéo dài tạo thành. Cũng giống như ngà voi thực tế là do răng phát triển ra phía trước. Cái vòi của con muỗi hay chính xác hơn là cái miệng kéo dài của chúng có đến 6 thành phần cấu tạo nên. Trong đó 4 phần đầu đóng vai trò như chiếc khoan để cái vòi của muỗi xuyên qua da. Hai phần còn lại giống như 2 cái bơm, trong đó một bơm luôn nhả nước bọt vào phía người bị hút máu, một bơm luôn hút máu về phía muỗi. Hai cái bơm này hoạt động như kiểu van 1 chiều. Không bao giờ cho đi ngược lại. Cho nên máu trong con muỗi dù có bị nhiễm HIV cũng không bao giờ đi sang người khác được.
Hai là: Muỗi tiêu hóa virus HIV.
Nếu như trong cơ thể người, virus HIV sẽ tấn công vào tế bào miễn dịch lympho T CD4 để ẩn náu hệ miễn dịch và sinh sản. Thì ở muỗi làm gì có tế bào CD4 cho muỗi trú ngụ. Do đó, khi HIV vào cơ thể muỗi, chúng sẽ đến hệ tiêu hóa ở ruột non và bị phá hủy hoàn toàn tại đây. Chính thế mà virus HIV cũng chẳng có cơ hội để chui tuyến nước bọt của muỗi. Thì làm sao khi đốt chúng có thể lây HIV sang cho người lành được.
Ba là: Virus HIV lưu hành trong máu ngoại vi quá thấp để lây truyền qua muỗi đốt.
Để các mầm bệnh virus có thể lây truyền từ người này sang người khác thì nồng độ virus HIV phải đủ cao. Trong khi lượng HIV lưu hành trong máu lại quá thấp so với ngưỡng cần thiết để tạo ra một lây truyền mới thông qua muỗi. Cứ giả thuyết rằng lí do 1 và 2 ờ trên bị lỗi, không đảm bảo chắc chắn an toàn. Thì để tạo ra một nhiễm trùng HIV mới cho người khác cần đến 1 đơn vị HIV tương đương với 10 triệu vết muỗi đốt. Các nhà khoa học đã chứng minh lượng HIV dù có ở muỗi cũng là quá nhỏ để tạo ra một lây nhiễm mới.
Đập chết con muỗi hay nuốt phải muỗi có bị lây HIV?
Chính lí do thứ 3 ở trên cũng đã giải đáp cho câu hỏi liệu nuốt con muỗi hoặc đập chết con muỗi có chứa máu của người HIV có khiến bạn bị nhiễm HIV không. Đương nhiên là không thể tạo ra một sự lây nhiễm HIV từ việc làm như vậy. Những tình huống đó vừa hiếm gặp lại vừa hoàn toàn không có khả năng lây truyền HIV. Do đó mọi người cần có sự hiểu biết để khỏi lo lắng quá về muỗi đốt có làm lây HIV hay không.
Tóm lại, việc muỗi đốt (cắn) chúng ta chắc chắn không làm một ai bị nhiễm HIV cả. Dù cho bạn sống chung với một người hay nhiều người mắc bệnh HIV/AIDS đi nữa. Dù cho bạn có bị muỗi đốt cả trăm lần đi nữa cũng hoàn toàn không bị lây nhiễm HIV. Những tình huống như nuốt phải muỗi, đập chết con muỗi mà tay bạn dính máu đó cũng không thể lây HIV.
Xem thêm:
Mua thuốc phơi nhiễm HIV điều trị PEP tốt nhất
Mua thuốc Lopimune điều trị HIV bậc 2 tốt nhất
Mua thuốc EET Macleods tốt nhất
Mua thuốc ARV Tenof em tốt nhất