Thất bại điều trị ARV là tình trạng phác đồ ARV không còn khả năng ức chế virus HIV. Tức là vẫn uống thuốc ARV nhưng HIV vẫn phát triển, tạo ra những bản sao (copies). Điều đó dẫn tới rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho bệnh nhân HIV/AIDS, thậm chí là có thể gây tử vong.

Thất bại điều trị ARV là gì?

Thất bại điều trị ARV được định nghĩa là tình trạng virus HIV-RNA có tải lượng cao liên tục trên ngưỡng phát hiện. Hoặc số lượng virus HIV tăng dần theo thời gian. Sự tăng cao đó có thể từ ngưỡng âm tính lên dương tính, từ chỗ ít virus thành rất nhiều virus HIV. Với điều kiện tiên quyết là bệnh nhân HIV/AIDS đang tuân thủ điều trị ARV chặt chẽ.

Nguyên nhân điều trị ARV bị thất bại?

Thất bại điều trị ARV bản chất là do HIV kháng thuốc ARV.

Điều trị ARV có hiệu quả tốt, ức chế virus HIV lâu dài là điều ai cũng mong muốn. Song, có tới gần 10% bệnh nhân mới điều trị HIV đã có nguy cơ bị thất bại. Bởi vì có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng này, bao gồm:

  • Nhiễm chủng HIV kháng thuốc ARV ngay từ ban đầu. Hoặc đang điều trị ARV mà vẫn có nguy cơ quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm. Từ đó bị nhiễm chủng HIV kháng thuốc.
  • Trước đó có bị rồi mà không biết, do tự ý bỏ uống thuốc ARV.
  • Nồng độ virus HIV trước khi điều trị quá cao.
  • Hay bị quên giờ uống thuốc.
  • Không kiêng bia rượu, chất kích thích khi sử dụng thuốc ARV.
  • Bệnh lý đường tiêu hóa khiến cho khó hấp thu ARV.
  • Tương tác với thuốc khác mà không biết. Ví dụ dùng chung Dolutegravir với Rifampicin làm giảm tác dụng của thuốc ARV 54%.
  • Các vấn đề về kinh tế, tâm lý xã hội khiến bệnh nhân không tuân thủ điều trị ARV liên tục.

Cơ bản nhất vẫn là do tuân thủ điều trị ARV không tốt.

Hậu quả?

Hậu quả do việc điều trị ARV bị thất bại là rất rõ ràng. Nó làm cho virus HIV tăng sinh nhanh, mạnh hơn. Số lượng CD4 theo đó cũng bị giảm dần. Đến một ngày nào đó, tế bào CD4 xuống còn rất thấp sẽ dẫn đến giai đoạn AIDS. Bệnh nhân lúc này bị suy kiệt nặng nề, có thể bị tử vong vì bất kỳ loại tác nhân nhiễm trùng cơ hội nào đó.

Điểm nghiêm trọng khác biệt của hậu quả do thất bại điều trị ARV so với không chữa trị gì còn đáng sợ hơn. Bởi nó làm cho chúng ta bị chủ quan. Nếu không chữa thì luôn lo lắng và chủ động biết được hậu quả. Chữa rồi mà bị kháng thuốc, bị thất bại thì sẽ làm cho nhiều người không biết mà phòng tránh. Do đó, luôn phải chủ động tầm soát, làm xét nghiệm sớm để phát hiện tình trạng này.

Tiêu chuẩn chẩn đoán thất bại điều trị ARV?

Để chẩn đoán tình trạng điều trị ARV bị thất bại, người ta chia ra làm 3 khía cạnh:

  1. Tiêu chuẩn về virus học: người bệnh điều trị ARV ít nhất 6 tháng, tải lượng HIV-RNA > 1000 copies/ml ở 2 lần. Với điều kiện 2 lần xét nghiệm này cách nhau 3 tháng, bệnh nhân tuân thủ uống ARV đều.
  2. Tiêu chuẩn về miễn dịch học: CD4 giảm dưới 250 sau khi có thất bại về lâm sàng. Hoặc số lượng CD4 không bao giờ vượt quá được 100.
  3. Tiêu chuẩn về lâm sàng: xuất hiện mới hoặc tái phát các biểu hiện lâm sàng giai đoạn 4. Trong khi bệnh nhân đã được điều trị ARV tối thiểu 6 tháng.

Trong đó, chính xác nhất là dựa vào kết quả xét nghiệm tải lượng virus HIV.

Cách phát hiện sớm thất bại điều trị ARV?

Xét nghiệm đo tải lượng virus HIV-RNA là cách tốt nhất.

Để phát hiện sớm tình trạng điều trị ARV bị thất bại, chúng ta cần phải thường xuyên đi làm xét nghiệm định kỳ. Trong đó, đo tải lượng virus HIV-RNA là quan trọng và cần thiết nhất. Nó giúp phát hiện sớm thất bại điều trị bởi vì:

  • Tiêu chuẩn thất bại về virus học là chính xác nhất, bám sát với định nghĩa.
  • Xảy ra nhanh, biến đổi trước hết so với những thay đổi về CD4 và lâm sàng.
  • Khách quan, không bị tác động bởi những yếu tố khác.

Xét nghiệm HIV-RNA cho biết sớm tình trạng thất bại điều trị ARV có thể xảy ra. Ngay cả khi bệnh nhân hoàn toàn vẫn đang khỏe mạnh trên lâm sàng, không có biểu hiện yếu mệt gì.

Khẳng định thất bại điều trị ARV khi nào?

Trước khi muốn khẳng định một bệnh nhân HIV có bị thất bại với điều trị ARV hay không, chúng ta cần:

  • Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị có chặt chẽ và đúng phác đồ hay không
  • Khám xét các bệnh lý khác kèm theo
  • Theo dõi, đánh giá lại toàn bộ các xét nghiệm nếu có.
  • Tư vấn về việc tăng cường tuân thủ điều trị ARV.
  • Làm xét nghiệm và thăm khám lại một vài lần sau đó.

Vì bản chất của thất bại điều trị ARV chính là xuất hiện chủng HIV kháng thuốc. Do đó, nếu có điều kiện làm được gen kháng thuốc của virus HIV là tốt nhất. Song, thực tế rất khó áp dụng và cũng không phải là bắt buộc.

Chúng ta không nên vội vàng đánh giá thất bại điều trị với thuốc ARV mà chưa thăm khám tỉ mỉ. Bởi khi khẳng định tình trạng này, đồng nghĩa bệnh nhân sẽ phải nâng bậc phác đồ điều trị ARV. Mà thuốc ARV ở Việt Nam thì chỉ có 3 bậc, trong khi thuốc ARV bậc 2, 3 vừa đắt tiền, vừa khó tìm.

Cách xử trí?

Một khi đã chẩn đoán chắc chắn bệnh nhân HIV bị thất bại điều trị ARV, bác sĩ sẽ điều chỉnh phác đồ. Cụ thể là nâng bậc điều trị HIV từ phác đồ ARV bậc 1 lên bậc 2. Với người bị thất bại bậc 2 thì sẽ được thay đổi lên bậc 3. Nếu kháng thuốc chữa HIV ở phác đồ bậc 3 rồi thì vẫn duy trì như vậy mà không có bậc 4.

Chính vì vậy mà người bệnh HIV cần phải hết sức tuân thủ phác đồ điều trị ARV bậc 1. Hãy làm theo những hướng dẫn của bác sĩ để khỏi bị thất bại với thuốc ARV hiện có.

Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Xem thêm:

Các nhóm thuốc ARV trên thế giới và Việt Nam?

Giá thuốc PEP HIV và những điều cần biết?

Bị HIV sinh con được không thưa bác sĩ?

Hiệu quả của phác đồ TAF-FTC-DTG rất cao?

Đổi từ Acriptega sang Telagara có sao không?

Thuốc phơi nhiễm HIV 72h mua ở đâu? Giá bao nhiêu là chuẩn?

Bị HIV có mổ mắt được không?