Xét nghiệm khẳng định HIV là gì, giá bao nhiêu tiền? Cần biết làm xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV như thế nào, ở đâu? Sau khi có nguy cơ lây nhiễm HIV, bao lâu làm xét nghiệm khẳng định HIV thì chính xác nhất? Qui trình làm xét nghiệm khẳng định HIV thế nào?
Nội dung:
- Xét nghiệm khẳng định HIV là gì?
- Xét nghiệm khẳng định HIV được làm ở đâu?
- Xét nghiệm khẳng định HIV giá bao nhiêu tiền?
- Qui trình làm xét nghiệm khẳng định HIV như thế nào?
- Xét nghiệm khẳng định HIV có cần kiêng ăn?
- Những ai cần làm xét nghiệm khẳng định HIV?
- Xét nghiệm khẳng định HIV bao lâu thì có kết quả?
- Thuốc PEP có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm khẳng định HIV không?
- Xét nghiệm khẳng định HIV khác gì xét nghiệm đo tải lượng virus HIV?
- Làm gì nếu kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính?
Xét nghiệm khẳng định HIV là gì?
Xét nghiệm khẳng định HIV là loại xét nghiệm cho biết chắc chắn có bị HIV không. Đây thường là loại xét nghiệm bổ sung sau khi có nghi ngờ bị hoặc không bị nhiễm HIV. Xét nghiệm khẳng định HIV khác so với test nhanh HIV.
Tùy mỗi nước có qui định và cách gọi cụ thể khác nhau. Ở Việt Nam, xét nghiệm khẳng định HIV phải là xét nghiệm theo chiến lược 3 của Bộ Y tế. Có nghĩa là máu lấy từ tĩnh mạch, được chạy vào máy bằng 3 loại sinh phẩm với 3 loại nguyên lý khác nhau.
Vì tính chất quan trọng nên xét nghiệm khẳng định HIV rất đặc biệt. Nó không phải được làm ở tất cả các nơi, kể cả những viện lớn nhất Việt Nam cũng không có quyền khẳng định. Chỉ những cơ sở y tế được Bộ cấp phép và có máy móc chuẩn mới làm được xét nghiệm khẳng định HIV.
Xét nghiệm khẳng định HIV được làm ở đâu?
Cần chú ý rằng, xét nghiệm khẳng định HIV là một loại xét nghiệm lấy máu tĩnh mạch. Không phải là test nhanh HIV, không dùng nước bọt, nước tiểu hoặc các loại mẫu thử khác.
Xét nghiệm khẳng định HIV chỉ được làm tại những nơi được qui định do Bộ Y tế phê chuẩn. Ví dụ: viện Pasteur TPHCM, Viện Nhiệt đới TPHCM, viện Nhiệt đới Trung Ương, các trung tâm phòng chống HIV của tỉnh…
Cho nên, nhiều viện lớn như Việt Đức, viện quân đội 175, viện Y dược TPHCM, viện Hùng Vương, viện Chợ Rẫy…nếu chưa được Bộ cấp phép cũng không làm được xét nghiệm này. Đồng nghĩa với việc những viện lớn hàng đầu Việt Nam ấy vẫn không được quyền khẳng định một người có bị nhiễm HIV hay không.
Xét nghiệm khẳng định HIV bao nhiêu tiền?
Hiện nay, giá xét nghiệm khẳng định HIV giao động trong khoảng vài trăm nghìn đồng. Tùy thời điểm mà có những cơ sở hết hóa chất cũng không làm được xét nghiệm này, phải chuyển mẫu bệnh phẩm sang nơi khác.
Qui trình làm xét nghiệm khẳng định HIV như thế nào?
Tùy địa chỉ y tế làm xét nghiệm khẳng định HIV khác nhau mà quy trình này cũng có sự khác biệt một chút. Ví dụ như có nơi cần phải khám bác sĩ trước khi được vào làm xét nghiệm, có nơi thì không.
Khi vào phòng lấy mẫu thử, người bệnh sẽ được giải thích và lấy máu ở tĩnh mạch.
Xét nghiệm khẳng định HIV có cần kiêng ăn gì trước khi làm không?
Việc kiêng ăn, nhịn ăn hoặc thậm chí là nhịn khát, nhịn tiểu là hoàn toàn không cần thiết khi làm xét nghiệm khẳng định HIV. Đây là xét nghiệm máu liên quan đến kháng thể, kháng nguyên của virus HIV. Nó không bị ảnh hưởng kết quả do các yếu tố bên ngoài hoặc những việc kiêng ăn, nhịn đói…
Những ai cần làm xét nghiệm khẳng định HIV?
Hầu như, chỉ những trường hợp nghi ngờ bị nhiễm HIV mới cần làm xét nghiệm khẳng định HIV. Trong lĩnh vực chuyên môn ngành y, chuyện test nhanh HIV là rất thường xuyên. Nhưng nếu âm tính, hầu như các bác sĩ cũng không quan tâm thêm. Chỉ khi nào có kết quả test nhanh HIV hoặc các loại xét nghiệm HIV khác như Detemin HIV dương tính. Lúc đó, bác sĩ sẽ gửi mẫu bệnh phẩm hoặc trược tiếp bệnh nhân đến cơ sở y tế khẳng định HIV.
Những trường hợp sau khi có nguy cơ lây nhiễm HIV đủ 3 tháng rồi cũng cần làm xét nghiệm này để chắc chắn mình không bị lây HIV từ người khác.
Xét nghiệm khẳng định HIV bao lâu thì có kết quả?
Thường xét nghiệm khẳng định HIV sau khoảng 1 đến vài ngày sẽ có kết quả. Thời gian nhanh hay chậm tùy theo cơ sở y tế, thời điểm máy móc có bị hỏng không, có đủ hóa chất xét nghiệm không…
Thuốc PEP có làm ảnh hưởng kết quả xét nghiệm khẳng định HIV không?
Xét nghiệm khẳng định HIV hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi thuốc PEP hay bất kì loại thuốc ARV nào. Ảnh hưởng của thuốc PEP lên xét nghiệm HIV nói chung và xét nghiệm khẳng định HIV nói riêng là điều mọi người thường tự lo lắng. Tuy nhiên, điều này không có cơ sở khoa học.
Xét nghiệm khẳng định HIV khác gì xét nghiệm tải lượng virus HIV?
Hai loại xét nghiệm liên quan đến HIV này khác nhau cơ bản ở mục đích. Trong khi xét nghiệm khẳng định HIV là để muốn biết chắc chắn một người có bị nhiễm HIV hay là không. Thì xét nghiệm đo tải lượng HIV-RNA là để theo dõi điều trị ARV tốt không, đánh giá hiệu quả và chẩn đoán sớm tình trạng kháng thuốc ARV.
Xét nghiệm tải lượng virus HIV còn biết được một người HIV/AIDS có tuân thủ điều trị ARV hay là không. Ngoài ra, trong giai đoạn cửa sổ, xét nghiệm này cũng có thể giúp phát hiện sớm một người bị nhiễm HIV.
Làm gì nếu kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính?
Nếu không may có kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính, bạn đừng quá lo. Dù dằng điều đó nói lên bạn đã chắc chắn bị nhiễm HIV, nhưng đó không có nghĩa là ”án tử”. Chúng ta chỉ cần bình tĩnh, quan sát những gì trên cơ thể mình, liên hệ bác sĩ điều trị HIV để uống phác đồ ARV phù hợp mà thôi.
Hiện nay, HIV được coi là bệnh mạn tính, cho nên chúng ta không nên suy sụp tinh thần quá. Điều cần làm là bảo mật, giữ kín thông tín và chỉ chia sẻ tình trạng bệnh với bác sĩ chuyên điều trị HIV.
Nói tóm lại, xét nghiệm khẳng định HIV là phương pháp cho biết chắc chắn có bị nhiễm HIV hay không. Mẫu thử là máu tĩnh mạch. Phương pháp làm là chạy mẫu bằng 3 nguyên lý khác nhau. Từ đó cho ra kết quả đúng gần như 100%.
Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Xem thêm:
Mua thuốc PEP ở Pleiku – Gia Lai nhanh nhất?
Thêm trường hợp điều trị PEP thành công tại Phòng khám bác sĩ Thắng
2 người bình thường quan hệ với nhau có bị lây HIV không?
Lời cảnh báo từ cặp đôi đồng tính nam cùng bị AIDS.
Những vấn đề về suy thận mà bệnh nhân bị HIV phải biết.