Theo cục Phòng chống HIV/AIDS, tính đến hết tháng 6/2023, Việt Nam có 228.497 người nhiễm HIV còn sống. Số người tử vong liên quan đến bệnh này đã là 113.253 trường hợp. Nhưng trên thực tế, số ca mắc HIV không nắm được thông tin còn cao hơn nữa.
Tình hình nhiễm HIV trên thế giới?
Bạn có biết tính đến hiện nay là cuối năm 2023, trên thế giới có tới 39 triệu người mắc HIV/AIDS. Chỉ tính riêng trong năm 2022 vừa qua, đã có tới hơn 1,3 triệu ca nhiễm mới. Số người chết vì AIDS trong năm vừa rồi trên toàn cầu, lên tới 630.000 trường hợp.
Điều này có nghĩa là dù triển khai rất nhiều biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV, số ca mới mắc bệnh vẫn tăng cao. Nó cho thấy thách thức vô cùng lớn để giải quyết triệt để căn bệnh xã hội này. Nhất là để hiện thực hóa mục tiêu chấm dứt HIV/AIDS vào 2030, sẽ cần có những hành động mạnh mẽ, quyết liệt và hiệu quả hơn.
Số người nhiễm HIV ở Việt Nam?
Theo cục Phòng chống HIV/AIDS, tính đến hết tháng 6/2023, Việt Nam có 228.497 người nhiễm HIV còn sống. Số người tử vong liên quan đến bệnh này đã là 113.253 trường hợp. Nhưng trên thực tế, số ca mắc HIV không nắm được thông tin còn cao hơn nữa.
Các thống kê của những phòng khám tư nhân, các tổ chức dựa trên cộng đồng (CBO), các tổ nhóm phòng chống HIV/AIDS cho thấy bức tranh khủng khiếp hơn. Rất nhiều ca bệnh nhiễm HIV khi tuổi đời mới chưa đầy đôi mươi. Chỉ vì thiếu hiểu biết về biện pháp phòng tránh lây truyền căn bệnh này. Số ca mắc mới không ngừng tăng cao, trẻ hóa và lan truyền đặc biệt nhanh trong nhóm quan hệ tình dục đồng tính nam. Nhiều ca chết mà không dám cho người thân, bạn bè biết. Số lượng người bị HIV không có tiền để uống thuốc ARV cũng rất lớn. Họ cũng ngại ngùng và xấu hổ không dám điều trị bảo hiểm y tế.
Con số hơn hai trăm nghìn ca nhiễm HIV nói ở trên chỉ là thống kê sơ bộ. Nó dựa trên ca bệnh điều trị bảo hiểm mà Nhà nước nắm được thông tin. Đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, mà phần chìm thì lớn hơn vô cùng. Ít nhất ở Việt Nam hiện tại phải có tới khoảng nửa triệu người nhiễm HIV. Đây cũng chỉ là ước đoán, mà không ai có thể trả lời chính xác tuyệt đối 100%.
Đã có thuốc chữa khỏi hoàn toàn HIV chưa?
Hiện nay các nhà khoa học trên thế giới đang nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu thuốc chữa khỏi hoàn toàn HIV. Trong đó, có 2 dự án đặc biệt hứa hẹn.
Một là, dự án EBT-101 do công ty Excision BioTherapeutics của Mỹ phát triển.
Công trình này dựa trên nghiên cứu của Tiến sĩ Jennifer Doudna và Emmanuelle Charpentier đã đoạt giải Nobel hóa học năm 2020. Nó là phương pháp chỉnh sửa gien CRISPR giúp loại bỏ DNA tiền virus HIV khỏi tế bào người bệnh.
Hai là, dự án AGT103-T do Tập đoàn Công nghệ gien của Mỹ tiến hành.
Công trình này dùng phương pháp tiêm truyền tế bào miễn dịch lympho T tự thân được chỉnh sửa. Nó nhắm vào việc chỉnh sửa thụ thể CCR5, CXCR4 giúp ngăn ngừa HIV xâm nhập vào tế bào. Bên cạnh đó là bảo vệ số lượng, giúp hồi sinh CD4 chống lại HIV thay vì bị HIV tiêu diệt như thông thường. Một cơ chế nữa của AGT103-T là khóa chặt các tế bào CD4 nhiễm HIV, không cho phóng thích HIV ra bên ngoài.
Cho dù chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn HIV, nhưng chúng ta hoàn toàn có quyền hi vọng vào một tương lai tốt đẹp. Vì ít nhất đến nay cũng đã có tới 6 người được công nhận đã loại trừ hoàn toàn HIV ra khỏi cơ thể.
Nói tóm lại, số người nhiễm HIV ở Việt Nam tính đến năm 2023 là trên hai trăm nghìn người theo số liệu Bộ y tế Việt Nam. Nhưng thực tế, con số đó có thể cao hơn vài lần, ước tính ít cũng phải nửa triệu ca bệnh.
Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.
Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.
Xem thêm:
Acriptega chính hãng, giá bán và mua ở đâu?
Các nhóm thuốc ARV trên thế giới và Việt Nam?
Phác đồ điều trị ARV bậc 2 và bậc 3?
Thất bại điều trị ARV, chẩn đoán và cách xử trí?
Hiệu quả của phác đồ TAF-FTC-DTG rất cao?
Tác dụng phụ của thuốc ARV? Cách khắc phục?
Uống thuốc chống phơi nhiễm HIV trong bao lâu?
Thuốc PEP nào an toàn hơn Acriptega?
Xét nghiệm HIV thế hệ 4 là gì, chuẩn không?