Bệnh lậu, giang mai rất hay đi liền với HIV. Điều trị bệnh lậu ở người HIV như thế nào? Tại sao nhiều người bị bệnh lậu như vậy? Tại sao nhiều người nhiễm HIV rất hay mắc kèm theo là lậu, giang mai, sùi mào gà…Chẩn đoán và điều trị bệnh lậu có khó không? Bạn có biết nên dùng thuốc gì chữa lậu sẽ khỏi dứt điểm? Nhiều trường hợp điều trị bệnh lậu không đúng cách nên cứ bị tái đi tái lại.
Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể xuất hiện cho cả nam và nữ. Bệnh có thể gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục ngoài, trực tràng và cổ họng. Đây là một bệnh lây nhiễm rất phổ biến và ngày càng gia tăng trong cộng đồng, đặc biệt ở độ tuổi có nhu cầu quan hệ tình dục cao.
Tại sao bị bệnh lậu?
Bệnh lậu do vi khuẩn gây ra Neisseria gonorrhoeae, lây truyền qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Nhiều bạn quan hệ tình dục thoải mái không dùng bao mà không biết rõ đối tượng kia thế nào. Việc quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ không hợp vệ sinh cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung, trong đó có bệnh lậu nói riêng.
Sau khi lần quan hệ tình dục qua đường âm đạo, khả năng lây truyền từ phụ nữ sang nam giới khoảng 20%, nhưng từ nam sang nữ, có thể cao hơn. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng kết mạc khi sinh thường (qua âm đạo chứ không phải mổ đẻ) và trẻ em có thể bị bệnh lậu do lạm dụng tình dục.
Căn nguyên gây bệnh lậu và nguy cơ tổn thương các cơ quan?
Neisseria gonorrhoeae là một vi khuẩn gram âm hình cầu xếp đôi mà chỉ xảy ra ở người và gần như luôn luôn được truyền qua quan hệ tình dục. Nhiễm trùng niệu đạo và cổ tử cung là phổ biến nhất, nhưng nhiễm trùng ở họng hoặc trực tràng có thể xảy ra sau khi quan hệ tình dục miệng hoặc hậu môn, và viêm mắt có thể theo sau sự nhiễm bẩn mắt.
Triệu chứng và chẩn đoán bệnh lậu?
Bệnh lậu thường bắt đầu bằng một đợt cấp, sau chuyển sang giai đoạn mạn, triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng; có nguy cơ lây truyền cao và dẫn đến các biến chứng nặng nề lâu dài nếu không được điều trị. Cần sàng lọc thường xuyên bệnh lậu ở các nhóm đối tượng có nguy cơ cao như MSM, người trẻ tuổi có nhiều bạn tình, vợ/chồng hoặc bạn tình của người bị lậu hoặc các bệnh STDs khác. Cần khám và phát hiện tổn thương lậu ở các bộ phận có nguy cơ ngoài cơ quan sinh dục (ví dụ, miệng – họng, hậu môn), đặc biệt là ở MSM.
– Nam giới: viêm niệu đạo, biểu hiện đau dọc niệu đạo, tiểu buốt, rắt; chảy mủ tự nhiên hoặc tiểu ra mủ trong giai đoạn cấp; ra giọt mủ vào buổi sáng từ lỗ niệu đạo trong giai đoạn mạn; có thể có viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh.
– Nữ giới: ra mủ hoặc khí hư ở âm hộ; viêm âm đạo, các tuyến sinh dục; viêm cổ tử cung, viêm niêm mạc tử cung; biến chứng áp xe phần phụ, viêm tắc vòi trứng, viêm vùng chậu, vô sinh, chửa ngoài tử cung.
Xét nghiệm chẩn đoán:
– Nhuộm Gram dịch mủ sinh dục và tiết niệu (mủ âm đạo, cổ tử cung; mủ niệu đạo; nước tiểu); nuôi cấy tìm N.gonorrhea và làm kháng sinh đồ.
– PCR tìm N.gonorrhea từ dịch ngoáy từ niệu đạo, cổ tử cung, các tổn thương và bộ phận nghi ngờ khác (hậu môn, miệng – họng).
Phác đồ điều trị bệnh lậu triệt để?
Theo phác đồ Bộ Y tế, điều trị lậu như sau:
a. Nhiễm lậu cầu đường sinh duc và hậu môn:
– Điều trị phối hợp hai loại thuốc: sử dụng 1 trong 2 phác đồ sau:
+ Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất cộng với azithromycine 1g uống liều duy nhất.
+ Cefixime uống 400mg liều duy nhất cộng với azithromycine 1g uống liều duy nhất.
– Điều trị 1 loại thuốc chỉ áp dụng khi có dữ liệu kháng sinh đồ chứng minh vi khuẩn vẫn có độ nhạy cao với một trong các loại kháng sinh sau:
+ Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất
+ Cefixime uống 400mg liều duy nhất
+ Spectinomycin 2g tiêm bắp liều duy nhất
b. Nhiễm lậu cầu hầu họng
– Điều trị phối hợp hai loại thuốc: sử dụng 1 trong 2 phác đồ sau:
+ Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất cộng với azithromycine 1g uống liều duy nhất
+ Cefixime uống 400mg liều duy nhất cộng với azithromycine 1g uống liều duy nhất
– Điều trị một loại thuốc chỉ áp dụng khi có dữ liệu kháng sinh đồ chứng minh vi khuẩn vẫn nhạy với kháng sinh sau. Nếu không có kháng sinh đồ, nên sử dụng phác đồ hai thuốc.
+ Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất.
Thực tế thì nên dùng thuốc Rocephin 1g là kháng sinh Ceftriaxone của Thụy Sĩ tiêm tĩnh mạch từ 3 – 5 lọ, mỗi ngày 1 lọ là khỏi tịt, không bao giờ tái phát. Chứ các phác đồ Bộ Y tế thường bị kháng thuốc rồi. Hơn nữa, kinh nghiệm cho thấy nếu chọn kháng sinh của Việt Nam mà tiêm như phác đồ kể trên là không khỏi được.
Tốt nhất liên hệ bác sĩ Thắng để trao đổi và hỏi kinh nghiệm.
Xem thêm:
Chú ý Acriptega giảm giá còn 899.000vnd/ lọ 30 viên.
Kháng thuốc Acriptega thì sao?
Uống thuốc Acriptega bị dị ứng thì phải làm sao?
Acriptega và nhiễm trùng cơ hội?
Điều trị bệnh viêm phổi kẽ thâm nhiễm lympho bào ở người HIV?
Điều trị Giang mai ở người HIV?
Điều trị PEP bằng thuốc Acriptega tốt không?
Giá thuốc Acriptega mới nhất năm 2022 là bao nhiêu tiền?
Acriptega và rối loạn chức năng ty thể?
Điều trị bệnh do nấm Cryptococcus ở người nhiễm HIV?
Điều trị MAC ở người nhiễm HIV?
Uống thuốc Acriptega sống được bao lâu?
Điều trị nhiễm nấm Candida ở người HIV?
So sánh thuốc Acriptega và Eltvir?
Acriptega và hội chứng viêm phục hồi miễn dịch?
Thuốc ARV Acriptega giả và thật phân biệt như thế nào?
So sánh thuốc Acriptega và Avonza?
Giá thuốc Avonza mới nhất 2022
Uống thuốc Acriptega có ngăn ngừa lây nhiễm các bệnh STDs khác được không?
Uống thuốc Acriptega cùng với cotrim có sao không?
Gel Tenofovir ngăn ngừa lây nhiễm HIV đạt giải thưởng VinFuture là gì?
Điều trị viêm phổi PCP ở người HIV/AIDS?
So sánh thuốc Acriptega và Trustiva?
Điều trị Herpes Zoster ở người HIV?
Acriptega ảnh hưởng khả năng lái xe như thế nào?
Ảnh hưởng của Acriptega lên chức năng thận?
Thuốc Acriptega là gì, mua ở đâu Acriptega tốt nhất?
Điều trị Toxoplasma não ở người HIV?
Mối quan tâm đặc biệt về đề kháng thuốc Acriptega?
Acriptega có hại không, tác dụng phụ của thuốc Acriptega là gì?
Điều trị bệnh do CMV ở người HIV?
Mua thuốc Acriptega 50/300/300mg tốt nhất ở đâu TPHCM, Hà Nội?
Điều trị nấm da Sporotrichosis ở người HIV?
Dùng Acriptega cho phụ nữ cho con bú?
Acriptega và chức năng sinh sản, quan hệ tình dục?