Có 3 con đường lây HIV chủ yếu là từ mẹ sang con, máu và quan hệ tình dục không an toàn. Trong đó, quan hệ tình dục đang đóng vai trò chủ đạo trong việc xuất hiện ca nhiễm HIV mới hàng năm. Đặc biệt ở nhóm quan hệ đồng tính nam.

Có 3 con đường lây HIV chủ yếu là: mẹ sang con, máu và quan hệ tình dục không an toàn.

Lịch sử của HIV?

HIV có lịch sử đã gần nửa thế kỉ trôi qua. Từ những ca bệnh đầu tiên chết vì AIDS mà người ta không biết. Cho đến nhưng phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên ở cặp đồi đồng tính.

Còn nếu tính về nguồn gốc của loại virus này thì câu chuyện bắt đầu từ lâu hơn rất nhiều. Bởi nó xuất phát từ tinh tinh hay một loài khỉ. Tiền thân của virus HIV là SIV trong đó, H là human có nghĩa ở người, còn S là Simian thuộc về khỉ.

Ở những thời gian đầu của dịch bệnh, cái chết sẽ đến rất nhanh chóng với những ai đã bị lây nhiễm. Tuy nhiên sau một thời gian, các phương pháp trị liệu và ức chế sự phát triển của HIV đã được ra đời. Nhưng không thể nào tiêu diệt được hoàn toàn virus trong máu. Chỉ có thể giảm sự lây lan và kéo dài tuổi thọ cho người bị nhiễm.

Tại Việt Nam xuất hiện những bệnh nhân nhiễm HIV đầu tiên là năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống y tế đã có những phác đồ điều trị hợp lý hơn mỗi ngày. Cho nên hiện nay bệnh nhân đầu tiên này vẫn sinh sống và làm việc bình thường. Mỗi năm ước tính trung bình sẽ có gần 10.000 nhiễm HIV thông qua xét nghiệm sàng lọc. Số lượng người nhiễm còn sống tại Việt Nam hiện đang đạt ở mức trên 200.000 người. Thực tế, số ca mắc HIV hiện tại ở Việt Nam được ước đoán có thể lên tới gần nửa triệu người.

Các con đường lây HIV như thế nào?

Chúng ta đã biết HIV lây qua 3 con đường chính là:

  • Lây qua máu bắn vào vết thương hở, niêm mạc không được bảo vệ, hoặc truyền máu.
  • Quan hệ tình dục không an toàn đang trở thành đường lây HIV phổ biến nhất toàn cầu.
  • Mẹ nhiễm HIV truyền sang con.

Thế tại sao HIV không lây qua ôm hôn, tiếp xúc trực tiếp như ngủ chung, ngồi cạnh nhau thậm chí là bắt tay. Ăn uống chung bát đĩa, uống chung cốc nước cũng không lây HIV. Muỗi đốt có dính máu mà sao không lây HIV?

Đó chính là do phải có đủ 2 yếu tố đồng thời xảy ra: nguồn lây và đường lây.

Nếu chỉ có đường lây kể trên mà không có vi rút HIV thì lây làm sao được. Nhưng cũng không phải người nhiễm HIV là đều có đủ yếu tố để lây HIV. Bệnh nhân HIV/AIDS uống thuốc ARV tuân thủ điều trị sẽ không lây HIV cho người khác.

Các loại dịch chứa vi rút HIV có thể lây truyền sang người khác là gì?

Dịch nào trong cơ thể chứa vi rút HIV có thể lây sang người khác?

Người nhiễm HIV không phải lúc nào cũng có thể lây HIV sang người khác. Chỉ có một số loại dịch thể sau đây mới có thể lây lan HIV là:

  • Máu thì ai cũng biết rồi
  • Tinh dịch thì chắc ai cũng hiểu
  • Sữa mẹ
  • Dịch âm đạo
  • Dịch nhờn trước khi xuất tinh
  • Dịch hậu môn trực tràng.

Trong 6 loại dịch kể trên thì phổ biến chính là máu và các loại dịch thông qua hoạt động tình dục không an toàn. Do đó HIV không lây qua nước bọt hay chuyện bị hắt hơi đâu nhé.

Khi nào mới có thể lây HIV từ người này sang người khác?

Không phải cứ có đủ 2 yếu tố kể trên là sẽ lây HIV. Đó chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là nồng độ vi rút HIV và cách xử trí sau khi có nguy cơ lây HIV.

Lượng máu đủ để lây HIV cũng không phải là ít. Theo các nhà khoa học quốc tế, cần khoảng 6 mm máu để lây HIV từ người này sang người khác qua sự tiếp xúc trực tiếp. Có nghĩa là nếu chỉ 1 giọt máu dính vào người bạn thì chắc có lẽ tỉ lệ lây nhiễm HIV gần như là zero.

Kể cả nhiều trường hợp quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV, không phải cứ quan hệ là bị nhiễm bệnh ngay. Cái gì cũng có tỉ lệ, và điều quan trọng là làm gì ngay sau khi có hành vi nguy cơ lây HIV từ người khác.

Nếu chúng ta rửa sạch hoặc tìm các biện pháp loại bỏ vi rút HIV cũng sẽ giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm HIV. Đặc biệt là uống thuốc PEP điều trị HIV sẽ giúp ngăn ngừa bị nhiễm HIV lên đến 99% thậm chí còn hơn.

Cách phòng tránh lây nhiễm HIV như thế nào?

Đầu tiên là phải tránh có nguy cơ lây HIV. Tức là không có hành vi dẫm đạp kim ngoài công viên chẳng hạn, quan hệ tình dục an toàn, dùng bao cao su…

Tiếp đến, nếu đã có nguy cơ lây nhiễm HIV thì cần điều trị PEP kịp thời trong vòng 72 giờ. Điều trị PEP 72h hiệu quả và an toàn với tỉ lệ thành công uống thuốc PEP rất cao. Tác dụng phụ cũng không quá đáng lo ngại vì thuốc ARV mới nhất bây giờ rất ít tác dụng phụ.

Mọi vấn đề về HIV, thuốc ARV, thuốc PEP cần trao đổi liên hệ Bác sĩ Thắng, call-zalo: 0988778115.

Trợ lý đơn hàng thuốc ARV: DS.Hồng Nhung 0974433519.

Xem thêm:

Mua thuốc Prep chuẩn nhất Hà Nội, TPHCM ở đâu?

Thêm trường hợp điều trị PEP thành công tại Phòng khám bác sĩ Thắng

Sau khi uống ARV có được ăn không?

Lời cảnh báo từ cặp đôi đồng tính nam cùng bị AIDS.

Tác dụng phụ của PEP kéo dài bao lâu? Cách xử trí?

Điểm bán thuốc PEP chuẩn nhất TPHCM mà bạn cần biết?

Hướng dẫn sử dụng thuốc PEP Telagara mới nhất hiện nay.

2 người bình thường quan hệ tình dục không an toàn với nhau có bị lây HIV không?